“Về nơi nguồn cội”- Hành trình tri ân, sẻ chia đầy xúc động

Thứ sáu, 24/04/2015 00:25 AM - 0 Trả lời

Ngay sau Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập và Hội nghị thi đua toàn quốc, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức chương trình “Về nơi nguồn cội” tại Thái Nguyên với sự tham gia của hơn 300 đại biểu. Trải qua hai ngày với nhiều hoạt động tại mảnh đất chiến khu xưa, các đại biểu đã có một hành trình về nơi nguồn cội đầy ý nghĩa.

(NB&CL) - Ngay sau Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập và Hội nghị thi đua toàn quốc, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức chương trình “Về nơi nguồn cội” tại Thái Nguyên với sự tham gia của hơn 300 đại biểu. Trải qua hai ngày với nhiều hoạt động tại mảnh đất chiến khu xưa, các đại biểu đã có một hành trình về nơi nguồn cội đầy ý nghĩa.

65namvenoi

Chương trình giao lưu nghệ thuật "Về nơi nguồn cội" tại Thái Nguyên. (ảnh: Sơn Hải)

Con đường cao tốc lên Thái Nguyên đã khiến không ít đại biểu cảm thấy ngỡ ngàng trước sự phát triển lớn lao của đất nước. Những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Đảng bộ, chính quyền, Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên đã hết sức chu đáo trong công tác đón tiếp các đại biểu, phối hợp tổ chức chương trình “Về nơi nguồn cội” đầy ý nghĩa.

Đúng 20h30 ngày 20/4/2015, tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra chương trình giao lưu nghệ thuật đặc sắc  “Về nơi nguồn cội” kỷ niệm 65 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 – 21/4/2015). Chương trình do Hội Nhà báo Việt Nam, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức, được phát sóng trực tiếp trên Đài phát thanh – truyền hình Thái Nguyên và tiếp sóng trên Đài phát thanh- truyền hình nhiều tỉnh.

Phát biểu khai mạc chương trình, đồng chí Hà Minh Huệ -  Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đã ôn lại truyền thống cách đây 65 năm, ngày 21/4/1950, Hội Những người viết báo Việt Nam - nay là Hội Nhà báo Việt Nam được thành lập tại thôn Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, thuộc An toàn khu Định Hóa. Cũng tại mảnh đất này, hơn 60 năm trước, lớp báo chí cách mạng đầu tiên mang tên Huỳnh Thúc Kháng được tổ chức tại thôn Bờ Rạ, xã Tân Thành, huyện Đại Từ. Mảnh đất Thái Nguyên cũng là nơi ra đời của nhiều tờ báo cách mạng, gắn với sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Bác Hồ đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam như Báo Nhân dân, Báo Quân đội Nhân dân… Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, Hội Nhà báo Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng cả về số lượng và chất lượng, tập hợp các nhà báo hoạt động trên khắp mọi miền của Tổ quốc.

65namvenoi1

Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam dâng hương tại Nhà tưởng niệm Bác Hồ, Định Hóa, Thái Nguyên. Ảnh: Sơn Hải

Thay mặt tỉnh Thái Nguyên, đồng chí Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí nhân ngày thành lập Hội; chúc cho các nhà báo có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc, xứng đáng là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Đồng chí Dương Ngọc Long cũng đánh giá cao sự đóng góp của các cơ quan báo chí đối với sự phát triển của Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

Phần giao lưu với các nhân vật đã đem lại nhiều xúc động cho các đại biểu và khán giả truyền hình. Bà Lý Thị Trung – học viên lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng – năm nay đã 85 tuổi nhưng vẫn còn rất nhớ về lớp báo chí rất đặc biệt này. Bà tâm sự bản thân vô cùng vinh dự và xúc động khi được tham dự chương trình này. Bà đến đây với vô vàn kỷ niệm, ký ức về những người đồng chí, đồng nghiệp năm xưa. Lớp đào tạo viết báo được thành lập tại thôn Bờ Rạ, xã Tân Thành, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên là nơi Tổng bộ Việt Minh mở lớp báo chí đầu tiên (tháng 4/1949) lấy tên là lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng. Lớp học có tất cả 43 học viên, nhưng giờ lớp viết báo ấy cũng chỉ còn dăm người. Lớp học báo chỉ có 3 tháng nhưng học đủ các môn từ bình luận, xã luận, hỏng vấn, điều tra… “Lớp học chúng tôi trước ở Bờ Rạ nhưng nay chìm sâu xuống hồ núi Cốc. Nên mỗi lần nhắc tới Bờ Rạ, chúng tôi có một cái gì đấy nuối tiếc. Giá như tỉnh Thái Nguyên có thể xây dựng một bảng tên ở khu vực đó đây là lớp học báo đầu tiên Huỳnh Thúc Kháng… Bản đồ không còn tên/Nhưng trong tim vẹn nguyên/Kỷ niệm về Bờ Rạ/ Bờ Rạ ơi Bờ Rạ!”- bà Lý Thị Trung khắc khoải.

Con gái nhà báo Xuân Thủy– chị Nguyễn Ánh Tuyết– đem đến câu chuyện hết sức xúc động khi cho biết: Đồng chí Xuân Thủy viết báo từ năm 23 tuổi và  ra đi ngay trên bàn làm việc với những bài báo còn dang dở! Còn con gái nhà báo Đỗ Đức Dục  (Phó chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam) cũng rất tự hào về cuộc đời làm báo của cha mình khi kể “Câu chuyện chọn nghề làm báo” của cha mình. Ông viết báo từ những năm tiểu học. Mặc dù đã tốt nghiệp đại học, đứng trước cơ hội làm Tiên chỉ làng Xuân Đỉnh (Hà Nội) nhưng Đỗ Đức Dục vẫn chọn nghề làm báo vì ông cho rằng làm báo là làm chính trị, là góp phần giúp dân, giúp nước. “Hôm nay, tôi rất xúc động vì đây là nơi gia đình tôi đã sống trong 9 năm kháng chiến, bản thân tôi sinh ra trên mảnh đất này. Năm nay cũng kỷ niệm 100 năm ngày sinh cha tôi, chúng tôi lại nhớ về ộng, một nhà báo luôn lao động hết mình, luôn nuôi dưỡng niềm đam mê dẫu cho cuộc sống có nhiều thăng trầm”– con gái nhà báo Đỗ Đức Dục chia sẻ. Nhà báo Trần Chiến Thắng – con trai nhà báo Hoàng Tùng – thì cho biết về phong cách viết báo cụ thể, ít, đắt, không rườm rà, am hiểu cuộc sống, khai thác, vận dụng ngôn ngữ, ca dao, tục ngữ phong phú của cha mình… Những câu chuyện, hồi ức về các vị nhà báo lão thành trên càng tô thắm thêm cho truyền thống vẻ vang của những người làm báo cách mạng, là những bài học nghề nghiệp hết sức quý giá cho những nhà báo trẻ hôm nay…

Tại chương trình giao lưu, Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp báo chí cho một số doanh nghiệp đã có đóng góp cho sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam. Thay mặt các doanh nghiệp vinh dự được nhận kỷ niệm chương, bà Đỗ Thị Bích Lý – Chủ tịch Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình- đã gửi lời cảm ơn đến Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí đã luôn sát cánh, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được quảng bá hình ảnh, sản phẩm trên báo chí…

Sáng 21/4/2015, Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam từ TP. Thái Nguyên “hành hương” về thôn Roòng Khoa (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa) – nơi cách đây tròn 65 năm ra đời Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam. Trên quả đồi xanh ngát bình yên, hàng trăm đại biểu bồi hồi xúc động khi được tận mắt chứng kiến những kỷ vật, hình ảnh quý giá được trưng bày tại Nhà trưng bày di tích thành lập Hội Nhà báo Việt Nam. Tại lễ mít tinh kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam được tổ chức tại Khu di tích, đồng chí Phạm Quốc Toàn- Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định: 65 năm qua, Hội Nhà báo Việt Nam thực sự xứng đáng là một tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp của người làm báo dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, đại diện cho những người làm báo, Hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên trong tác nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ báo chí, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên, giám sát việc tuân thủ luật pháp, tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về thông tin, báo chí… Sau Lễ kỷ niệm, các đại biểu và toàn thể hội viên đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà tưởng niệm Bác Hồ trên đỉnh Đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hóa. Trước anh linh của Bác, các thế hệ phóng viên, nhà báo đã thắp hương tưởng nhớ công ơn của Người, nguyện phấn đấu, học tập theo tấm gương đạo đức của Bác. Đồng chí Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam - đã kính cẩn ghi những dòng cảm tưởng vào sổ lưu niệm trong không khí trang nghiêm, thành kính.

THÀNH VĨNH

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội
Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

(CLO) Sáng 19/4, Liên Chi hội nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Công tác hội
Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

(NB&CL) Thời gian qua, hoạt động công tác hội đã có nhiều những đổi mới thiết thực, đúng, trúng với những chuyển biến thời cuộc và hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, các cấp Hội ở nhiều địa phương đã tập trung triển khai nhiều nội dung, ý tưởng đổi mới sáng tạo, góp phần củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, hiệu quả.

Công tác hội
Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

(CLO) Ngày 17/4, đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã trao hàng nghìn ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1 thuộc Vùng 2 Hải quân, đơn vị đang đóng quân tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công tác hội
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

(CLO) Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho các học viên những kỹ năng, kiến thức quan trọng về quá trình làm việc trong công tác truyền thông. Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên đã rất tích cực học tập, có nhiều bài thực hành đạt chất lượng cao.

Công tác hội