Vị trí vàng, đất đẹp đến đâu mà để cả chục năm thì vẫn lỗ vốn

Chủ nhật, 07/06/2020 17:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, vị trí vàng, đất đẹp đến đâu mà để cả chục năm thì vẫn lỗ vốn

Chia sẻ tại tọa đàm "Thăng trầm bất động sản 2010-2020 và những xu hướng sắp tới", ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh cho biết bấy lâu nay chúng ta vẫn coi bất động sản là dịch vụ, phi hàng hoá, coi bất động sản là ngành không thực tiễn. Vì thế các chính sách nhiều khi như "con nuôi nền kinh tế".

Khu đất vàng được củaTân Hoàng Minh ở Hàng Bài (Hà Nội)

Khu đất vàng được củaTân Hoàng Minh ở Hàng Bài (Hà Nội)

Theo ông Dũng, bất động sản ảnh hưởng đến gần 100 ngành kinh tế khác nhau nhưng nhiều chính sách 10-20 năm nay không thay đổi, rất khó khăn cho doanh nghiệp.

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh cho rằng “Vị trí vàng, vị trí đẹp đến đâu mà để cả chục năm thì vẫn lỗ vốn".

Điển hình như mảnh đất tại Hàng Bài (Hà Nội), doanh nghiệp mua từ năm 2007 nhưng đến nay, sau 14 năm, thủ tục tính giá đất còn chưa được hoàn thiện. Trong khi mỗi dự án thường phải mất 5 năm chỉ để hoàn thiện hồ sơ, xin giấy tờ cấp phép… Do đó làm lãng phí nhiều nguồn lực của doanh nghiệp.

Có nên “cứu" thị trường bất động sản hay không?

Với vai trò là Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Hà, cho rằng thị trường hiện nay khó khăn không khác gì thời điểm cách đây 10 năm, chỉ khác một điểm là trước kia gặp khủng hoảng thừa, còn nay thì nguồn cung đang khan hiếm.

Nhắc lại thị trường bất động sản giai đoạn năm 2009-2010, ông Hà cho biết: Lúc đó rất khó khăn. Chính phủ họp rất nhiều lần để bàn giải pháp. Trước đó cũng có rất nhiều tranh cãi, nhiều ý kiến cho rằng bất động sản chỉ là dịch vụ thôi, không cần cứu. Thậm chí có thể để “chết” cho giá nhà xuống thì khách hàng mới có cơ hội mua.

Nhưng sau đó Chính phủ đã có nhiều giải pháp tháo gỡ. Đến năm 2013, đã hoàn chỉnh thêm một bước về các luật điều chỉnh thị trường bất động sản. Các doanh nghiệp cũng rất nỗ lực, tìm mọi cách vượt qua khó khăn.

Ông Hà cho rằng, 10 năm qua là giai đoạn "vượt khó" cho thị trường bất động sản, những người lạc quan nhất cũng không tưởng tượng được sẽ thành công như hiện nay.

Các dự án condotel ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Các dự án condotel ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Thực tế, mỗi năm Việt Nam phát triển được 60 triệu m2 nhà, tăng 6,5 m2 trên đầu người trong một năm. Một trong những điểm sáng nhất là bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.

Cụ thể, hiện có khoảng 230 dự án bất động sản nghỉ dưỡng đã và đang triển khai, khoảng 80.000 căn Codotel, 19.000 biệt thự du lịch, 10.300 phòng khách sạn và hơn 14.000 Shophouse được hình thành chủ yếu trong 10 năm qua.

Trước những quan điểm trái chiều về việc có nên cứu thị trường bất động sản hay không, ông Hà cho rằng: Bất động sản là ngành kinh tế quan trọng, là đầu kéo nhiều lĩnh vực khác. Khi có khó khăn thì người ta lại nghĩ đến việc vực dậy thị trường bất động sản để lôi kéo thị trường khác.

Khung pháp lý "hoàn thiện" nhưng đi sau xu thế của thị trường

Từ góc nhìn của người làm kiểm toán, bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch Deloitte Việt Nam nhận định rằng thị trường bất động sản là cánh chim báo bão của một nền kinh tế, ảnh hưởng đến nhiều ngành và nhiều lao động.

Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, sau dịch bệnh sẽ là một làn sóng chuyển dịch mới, điều này đặt ra câu hỏi là liệu ngành bất động sản Việt Nam có kịp thay đổi để đón làn sóng này hay không, nhất là bất động sản công nghiệp và văn phòng.

10 năm là sự phát triển nỗ lực từ mặt luật pháp với Luật đất đai năm 2013, sau đó Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư 2014, một loạt tiếp sau đã vênh với luật năm 2013, vừa là lực đỡ nhưng cũng là lực cản cho bất động sản.

Luật quy hoạch, luật quản lý tài sản công năm 2017 đã tương tác và hỗ trợ cho Luật kinh doanh Bất đống sản, tuy nhiên sự lệch pha cũng đã gây nên lực cản nhất định.

Ngoài ra vấn đề tài chính với Nghị định 20 lại là sự bất cập với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, tăng áp lực lớn với các mô hình kinh doanh.

Với thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước, cơ chế siết chặt tín dụng với bất động sản trong xu thế ảnh hưởng Covid-19 và phải đón đầu bất động sản về công nghiệp và văn phòng. Thông tư đã thiết chặt nguồn vốn chính của nhiều doanh nghiệp.

Chủ tịch Deloitte Việt Nam cho rằng, khung pháp lý đang được hoàn thiện nhưng vẫn đi sau hơi thở, dòng chảy, xu thế của thị trường bất động sản.

Về cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản đón đầu xu thế mới, ở góc nhìn nhà tư vấn, theo bà Thanh, hệ thống lập pháp hiện tại ở mức cơ bản tốt nhưng cần nhiều thay đổi kịp thời.

Chủ tịch Deloitte Việt Nam nhận định rằng, xu thế bất động sản còn tuỳ thuộc vào sức mạnh tài chính, kênh phát hành trái phiếu, quỹ đầu tư... Đó là câu chuyện khó khăn nhưng thú vị cho các nhà đầu tư bất động sản.

Ngọc An

Tin khác

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

(CLO) Đợt tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội thời gian qua đang thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.

Bất động sản
Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) ghi nhận doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 98,1 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp