Việt Nam bất ngờ được nâng hạng tín nhiệm về nợ dài hạn, vay bằng đồng ngoại tệ

Thứ ba, 15/05/2018 20:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hãng xếp hạng quốc tế Fitch vừa nâng xếp hạng tín nhiệm về nợ dài hạn, vay bằng đồng ngoại tệ (IDR) của Việt Nam từ BB- lên BB với đánh giá triển vọng ổn định. Đồng thời, Fitch kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Lần cuối Fitch nâng tín nhiệm của Việt Nam là đầu tháng 11/2014, khi đó, xếp hạng của Việt Nam được tăng 1 bậc từ “B+” lên “BB-“ và triển vọng được chuyển từ “Tích cực” sang “Ổn định”. Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2017 đã tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong vòng gần 10 năm qua, đạt tốc độ 6,81% với động lực đến từ lĩnh vực sản xuất và các ngành dịch vụ. Tăng trưởng GDP thực trung bình 5 năm vừa qua của Việt Nam đạt 6,2%, vượt xa mức trung bình 3,4% của xếp hạng BB. 

Theo tính toán của Fitch, nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2017 tương đương 61,4% GDP, giảm so với tỉ lệ 63,6% một năm trước đó. Xếp hạng BB cũng phản ánh hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn còn yếu về cấu trúc và gây áp lực lên độ tín nhiệm quốc gia. Tăng trưởng tín dụng nhanh cũng phản ánh rủi ro với với việc ổn định tài chính trong trung hạn. Đồng thời, Fitch kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ngoài ra, Fitch cũng nhận xét dòng vốn vào mạnh và khả năng tích lũy đã giúp thanh khoản hệ thống ngân hàng tăng. 

Báo Công luận
Ảnh minh hoạ - nguồn internet 

Điều này được thể hiện ở việc lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm giảm khoảng 150 điểm cơ bản kể từ cuối năm 2017 xuống 2,6% hiện nay. Fitch cũng cho rằng Chính phủ Việt Nam đã thực hiện cam kết duy trì mức nợ công và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Fitch ước tính tổng nợ chính phủ giảm về 52,4% GDP năm 2017 từ mức 53,4% năm 2016, trong khi nợ chính phủ bảo lãnh giảm về 9% GDP vào cuối năm 2017 từ mức 10,3% cuối năm 2016. Nhờ đó, nợ công của Việt Nam giảm còn 61,4% GDP cuối năm 2017 từ mức 63,6% cuối năm 2016, và dưới mức trần 65% GDP. Việc tỷ lệ nợ công hạ là nhờ nguồn vốn thu được từ cổ phần hóa. 

Theo ước tính của Fitch, nợ chính phủ của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm và về dưới mức 50% GDP vào năm 2019, nhờ nguồn thu từ chương trình cổ phần hóa. Cơ quan này cũng dự báo thâm hụt ngân sách của Việt Nam sẽ giảm về mức 4,6% trong năm 2018 từ mức 4,7% năm 2017. Nợ công nước ta đang ở mức cao nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Bộ Tài chính cho biết các khoản nợ trong nước và nước ngoài đều được thanh toán đầy đủ, không có nợ xấu. So với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm, số nợ công và nợ ước ngoài của Việt Nam đang ở mức trung bình. Hãng xếp hạng quốc tế Fitch dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,7% trong năm 2018, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của Quốc hội, nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ, ngành sản xuất tiếp tục mở rộng và gia tăng tiêu dùng cá nhân.

Các yếu tố giúp Việt Nam được nâng hạng lần này đến từ chính sách tập trung tăng cường kinh tế vĩ mô, kiểm soát nợ công và cải thiện doanh nghiệp nhà nước, thông cáo báo chí phát đi từ Fitch ngày 14/5 cho biết. Khả năng chống đỡ của Việt Nam đối với những cú sốc từ bên ngoài đã cải thiện nhờ dự trữ ngoại hối gia tăng. Thanh khoản của các ngân hàng được cải thiện khi dòng vốn đầu tư dồi dào và dự trữ ngoại hối tăng. Chính phủ cũng duy trì cam kết kiểm soát nợ công và cải thiện doanh nghiệp nhà nước, đi kèm tiến trình cổ phần hóa. Fitch cũng lưu ý việc duy trì tăng trưởng tín dụng nhanh vẫn là mối đe dọa đối với ổn định tài chính trong trung hạn. Ngoài ra, Fitch cũng cảnh báo các rủi ro đối với nợ chính phủ là nợ của doanh nghiệp nhà nước và nợ chính phủ bảo lãnh./.

Cẩm Tú

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm