Việt Nam cần làm gì để tận dụng triệt để nguồn vốn FDI đang tăng mạnh?

Thứ bảy, 05/05/2018 08:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhờ quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, công khai, minh bạch... nên Việt Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn. Tuy nhiên bài toán tận dụng nguồn vốn FDI đang tăng mạnh trong thời gian gần đây để phát triển kinh tế vẫn còn nhiều nan giải.

Trong 4 tháng qua, Việt Nam đã thu hút được tổng cộng hơn 8 tỷ đô la vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được đăng ký, chiếm 76.1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố hồi đầu tuần này. 

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/4, Việt Nam đã có 883 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký mới là 3.55 tỷ đô la, 303 dự án đăng ký tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm là 2.24 tỷ đô la. 

Theo Cục đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư vào 17 lĩnh vực, trong đó khu vực chế tạo và chế biến chiếm đa số với số vốn đăng ký là 4.52 tỷ đô la, chiếm 56.1% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tiếp đó là khu vực bất động sản, khu vực bán buôn và bán lẻ. Khu vực FDI đã đầu tư vào 19/21 ngành và hiện diện khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước; trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt tỷ trọng cao nhất với 186,1 tỷ USD, với 58,4% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 53,1 tỷ USD (chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư), sản xuất, phân phối điện, khí nước với 20,8 tỷ USD (chiếm 6,5% tổng vốn đầu tư). 

Đầu tư nước ngoài đã tạo ra một phương thức thu hút đầu tư mới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, "khơi dậy" và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong nước.

 Hiện nay, vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư xã hội, hơn 20% trong GDP. Có 82 quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong 4 tháng qua. 

Hàn Quốc là nước đứng đầu danh sách đầu tư với tổng vốn là 2.32 tỷ đô la. Tiếp theo là Nhật Bản và Singapore. 

Báo Công luận
 

Trước đây có ba hình thức đầu tư nước ngoài: Hợp tác liên doanh, liên doanh và 100% vốn nước ngoài, thì hiện nay còn có thêm hình thức mua vốn, đóng góp cổ phần. 

Thời gian tới, thành phố nghiên cứu việc liên kết vùng để có sự phân vùng thu hút các lĩnh vực đầu tư giữa các tỉnh, thành phố, không thu hút các lĩnh vực đầu tư thâm dụng lao động.

 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho DN; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc của DN. 

Chuyến thăm chính thức Singapore và tham dự Hội nghị ASEAN của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuần trước được đánh giá là thành công trên cả phương diện ngoại giao và kinh tế.

Đặc biệt, ở lĩnh vực kinh tế dường như đã một lần nữa khẳng định những cam kết của Chính phủ Việt Nam với các nhà đầu tư trong khu vực ASEAN. 

Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ KH&ĐT, hiện đã có 8/11 nước ASEAN (gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Indonesia, Philippines, Lào, Campuchia) đầu tư vào Việt Nam với 2.629 dự án còn hiệu lực. 

Tổng vốn đăng ký đạt 54,6 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng số dự án và 21,7% tổng vốn đăng ký đầu tư của cả nước. 

Lĩnh vực thu hút được nhiều dự án của nhà đầu tư ASEAN là công nghiệp chế biến, chế tạo (1.009 dự án và 22,2 tỷ USD, chiếm 38% tổng số dự án và 40,8% tổng vốn đầu tư). 

Với những động thái trên, chắc chắn dòng vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam sẽ bứt phá trong thời gian tới. Đặc biệt, với một tinh thần cầu thị và thẳng thắn của Thủ tướng khi ông nói rằng: “Với một tinh thần cởi mở, chúng tôi mong muốn lắng nghe những ý kiến của các bạn. Chúng tôi mong muốn các bạn trao đổi, các bạn hài lòng điều gì và chưa hài lòng điều gì?”. 

Điều này sẽ tạo một niềm tin, động lực lớn để các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư trong khu vực ASEAN nói riêng có những kế hoạch mới để mở rộng và đầu tư mới vào thị trường Việt Nam trong thời gian tới. 

Rõ ràng, những động thái trên đang cho thấy một điều rằng nhà đầu tư ASEAN đang đầu tư trở lại Việt Nam sau một thời gian im ắng và chịu “lép vế” trước các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Tuy nhiên bài toán tận dụng nguồn vốn FDI đang tăng mạnh trong thời gian gần đây để phát triển kinh tế vẫn còn nhiều nan giải. 

Cần tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp về hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch; tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực. 

Chúng ta cần hoàn thiện môi trường đầu tư, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn này vào Việt Nam với chất lượng, hiệu quả cao hơn. 

Việt Nam sẽ chọn lọc các dự án có chất lượng, công nghệ cao, thân thiện môi trường, sản phẩm có sức cạnh tranh cao và phù hợp với định hướng tái cấu trúc nền kinh tế của từng vùng, từng ngành và quốc gia. 

Thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ. 

Ngoài việc thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn và tập đoàn đa quốc gia, Việt Nam cũng cần chú trọng việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không thu hút các dự án tiềm ẩn ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, công nghệ lạc hậu và sử dụng không hiệu quả đất đai, tài nguyên. 

Chúng ta phải chú trọng huy động mọi nguồn lực để thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; nhất là hệ thống giao thông kết nối giữa các vùng miền, các khu vực trọng điểm về kinh tế; nhanh chóng triển khai hiệu quả phương thức đầu tư theo hình thức PPP. 

Cuối cùng, Việt Nam cần đẩy nhanh việc triển khai việc đào tạo lao động theo nhu cầu doanh nghiệp, tận dụng năng lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ phía doanh nghiệp FDI. 

Với những định hướng này, chắc chắn rằng trong thời gian tới các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục tin tưởng lựa chọn và hướng đến Việt Nam, coi Việt Nam là một thị trường đầu tư hấp dẫn và nhiều tiềm năng./.

Cẩm Tú

Tin khác

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp