Việt Nam chủ động ứng phó với sóng thần

Thứ năm, 27/12/2018 08:22 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước tình trạng sóng thần liên tục xảy ra với cường độ dữ dội và tàn phá khủng khiếp tại Indonesia, việc tiếp tục rà soát quy trình, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, ban hành quy chế phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống có vai trờ hết sức quan trọng.

Báo Công luận
Núi lửa phun khói bụi ở cùng hòn đảo xảy ra thảm họa động đất, sóng thần ở Indonesia. Ảnh: TL

Ngày 26/12 tại Hà Nội, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai phối hợp với Viện Vật lý địa cầu đã tổ chức buổi diễn tập cơ chế vận hành hệ thống cảnh báo thiên tai trong tình huống có sóng thần...

Theo Ông Trần Quang Hoài, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tình hình thiên tai trên thế giới và trong khu vực ngày càng cực đoan, bất thường trong đó có động đất, sóng thần.
 
 Đối với Việt Nam, lịch sử chưa ghi nhận có sóng thần nhưng nguy cơ cao xảy ra sóng thần tại Việt Nam do đứt gãy tại khu vực máng biển sâu Manila (Philippines). Nếu xảy ra sóng thần, thời gian ảnh hưởng đến Việt Nam chỉ khoảng 2 giờ, các vùng biển nguy cơ cao bị ảnh hưởng gồm 13 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
 
 Để chủ động kịch bản ứng phó, trong buổi diễn tập, các cơ quan tham gia đã giả định tình huống và vận hành hệ thống cảnh báo. Kết quả hệ thống cơ bản đáp ứng về mặt công nghệ, truyền tải thông tin, cảnh báo đến cộng đồng, hỗ trợ tốt cho công tác cảnh báo và chỉ đạo điều hành ứng phó sóng thần.
 
 Tuy nhiên, theo Cục Phòng chống thiên tai, để hệ thống cảnh báo phát triển hơn trong thời gian tới, mở rộng phạm vi cảnh báo tới 13 tỉnh, cần tiếp tục rà soát quy trình, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, ban hành quy chế phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống.
 
 Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, thời gian gần đây tại châu Á đã xảy ra nhiều trận động đất, sóng thần gây hậu quả rất nghiêm trọng, điển hình là trận động đất năm 2011 tại Nhật Bản làm 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích.
 
 Còn tại Indonesia hứng tới 2 trận động đất trong vòng 4 tháng qua. Trận thứ nhất vào ngày 28/9/2018 làm hơn 2.000 người chết và khoảng 5.000 người mất tích. Trận thứ hai vào ngày 22/12/2018 làm khoảng 373 người chết và hơn 1.400 người bị thương.

Phương Nhi

Tin khác

“Sống hẹp” trong khu phố nghìn tỷ giữa lòng Thủ đô

“Sống hẹp” trong khu phố nghìn tỷ giữa lòng Thủ đô

(CLO) Con ngõ chỉ vừa vặn một người đi, bước vào trong ngỡ đến một thế giới khác được xuất hiện ngay sau những hàng quán xa hoa, lộng lẫy là “đặc sản” của phố cổ Hà Nội.

Đời sống
Lật thuyền do mưa lớn, 2 người phụ nữ mất tích ở hồ thủy điện Sơn La

Lật thuyền do mưa lớn, 2 người phụ nữ mất tích ở hồ thủy điện Sơn La

(CLO) Các lực lượng cứu hộ cứu nạn đang nỗ lực tìm kiếm hai phụ nữ mất tích sau khi thuyền của các nạn nhân bị lật do giông gió lớn trên hồ thủy điện Sơn La.

Đời sống
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.

Đời sống
Kon Tum: Gần 9ha rừng thông bị ngọn lửa thiêu rụi

Kon Tum: Gần 9ha rừng thông bị ngọn lửa thiêu rụi

(CLO) Một hộ dân tiến hành dọn, đốt rẫy tuy nhiên do trời nắng nóng kéo dài cộng thêm gió to khiến ngọn lửa cháy lan, thiêu rụi gần 9ha rừng thông ba lá.

Đời sống
Lào Cai: Gió lốc bất ngờ xảy ra làm 113 ngôi nhà dân vùng cao bị hư hại trong đêm

Lào Cai: Gió lốc bất ngờ xảy ra làm 113 ngôi nhà dân vùng cao bị hư hại trong đêm

(CLO) Hôm qua (18/4), một số huyện trong tỉnh Lào Cai bất ngờ xuất hiện giông lốc cục bộ kèm mưa vừa làm hư hại 113 ngôi nhà của người dân trong đêm tối.

Đời sống