Việt Nam là ‘mắt xích’ quan trọng để dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu

Thứ tư, 13/05/2020 12:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việt Nam khống chế đại dịch Covid-19 thành công là "cơ hội hoàn hảo" để các nước dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và nhanh chóng trở thành thị trường thay thế, "công xưởng mới" của thế giới.

Chi phí nhân công cạnh tranh là điểm thu hút chính cho các tập đoàn để mắt đến Việt Nam. Ảnh: TL

Chi phí nhân công cạnh tranh là điểm thu hút chính cho các tập đoàn để mắt đến Việt Nam. Ảnh: TL

Sau dịch Covid-19, dự báo có một làn sóng dịch chuyển đầu tư trên toàn thế giới. Nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam được coi là có nhiều cơ hội đón làn sóng dịch chuyển này.

Một số công ty đa quốc gia đã rục rịch lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam từ năm 2019, nhằm giảm áp lực hàng rào thuế quan mới đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ và tìm kiếm thị trường thay thế phòng khi giá tăng cao.

Dữ liệu từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ cho thấy, lượng hàng hóa Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam năm 2019 tăng 35,6% so với cùng kỳ, đối nghịch với mức giảm 16,2% trong lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Dữ liệu năm nay sẽ bị ảnh hưởng do tác động của Covid-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng xu hướng sản xuất chuyển từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục.

Theo ông Hong Sun, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham), các doanh nghiệp đa quốc gia rất quan tâm đến việc đảm bảo chuỗi cung ứng được vận hành ổn định. Từ đầu năm, dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng của các nhà đầu tư Nhật, Mỹ, EU và nhiều nước khác nữa. Do đó, họ cảm thấy cần phải dịch chuyển chuỗi cung ứng đến các nước khác.

Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Đến hết năm 2019, tổng vốn FDI từ Hàn Quốc là 67 tỷ USD, riêng năm 2019, số vốn từ nước này chiếm 1/5 tất cả đối tác.

Ông nhấn mạnh hiện nay Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều nước khác để thu hút dòng FDI như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines... Còn trước kia, Trung Quốc phải cạnh tranh với rất ít đối thủ.

“Do đó, Việt Nam phải đưa ra các chính sách mới, hấp dẫn hơn. Đặc biệt là chính sách làm sao để các nhà đầu tư nước ngoài an tâm. Chỉ như vậy mới thu hút được nhiều vốn vào lúc này”, ông chia sẻ và mong muốn Chính phủ Việt Nam cân nhắc việc thay đổi các chính sách.

Ông Hong Sun đánh giá Việt Nam đang nổi lên là nước rất giỏi trong việc khống chế dịch Covid-19, số ca nhiễm dưới 300 trong khi dân số gần 100 triệu người, chưa có ai tử vong. Dân số trẻ cũng là tiềm năng để thu hút các dự án lớn.

Việt Nam vẫn là một điểm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Dù dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn nhất định đối với các quyết định cũng như hoạt động di dời, chủ đầu tư vẫn tự tin tăng giá đất trong quý đầu năm 2020 do đây là xu hướng đầu tư trong dài hạn.

Theo báo cáo quý I/2020 của JLL, miền Bắc thu hút phần lớn các tập đoàn lớn muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất bên cạnh cơ sở tại Trung Quốc, với nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển khá tốt và vị trí cần kề với Trung Quốc.

Giá đất trung bình đạt 99 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhà xưởng xây sẵn - lựa chọn yêu thích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vẫn giữ ở mức giá thuê ổn định dao động từ 4,0 - 5,0 USD/m2/tháng, và đều đã được lấp đầy.

Tại khu vực miền Nam, JLL ghi nhận số lượng yêu cầu thuê đất tăng cao và các chủ đầu tư đã trở nên tự tin hơn trong việc tăng giá thuê đất. Giá đất trung bình trong quý I/2020 đạt 101 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 12,2% so với cùng kỳ.

Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam có đầy đủ các yêu tố để trở thành “công xưởng” mới của thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, lao động trẻ nhưng đang già hóa với tốc độ nhanh chóng. Bên cạnh đó, sẽ rất dễ xảy ra thảm họa môi trường một khi mật độ công nghiệp phủ dày tại các tỉnh ven biển. Hậu quả môi trường, xã hội vô cùng thảm khốc, thậm chí thành “bãi rác” của thế giới nếu như dịch chuyển công nghệ lạc hậu về Việt Nam.

Do đó, về lâu dài, các doanh nghiệp Việt Nam thay đổi kế hoạch sản xuất để đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng và giảm thiểu rủi ro của những cú sốc tương tự trong tương lai. Cùng với các sáng kiến để cải thiện hiệu suất bền vững và hạn chế tác động môi trường của các hoạt động sản xuất, các nhà bán lẻ có thể lựa chọn sản xuất và mua sản phẩm từ thị trường nội địa.

PV

Tin khác

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

(CLO) Trong thời đại 4.0, những chuyển đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Thị trường - Doanh nghiệp
3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

(CLO) 3 giải pháp số của Vietcombank là VCB CashUp, Host to Host/API Intergration và VCB i-School được đánh giá cao và vinh danh tại lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

(CLO) Liên minh châu Âu hôm thứ Tư (24/4) công bố một cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức cáo buộc rằng khối này đang tham gia vào "chủ nghĩa bảo hộ".

Thị trường - Doanh nghiệp
Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

(CLO) Chỉ còn vài ngày sẽ đến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, không ít cửa hàng và ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái vẫn còn nhiều xe trống lịch dù đã giảm giá 15-20% so với dịp lễ năm ngoái.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

(CLO) Tờ Wall Street Journal (WSJ) đầu tuần đưa tin, các nhà lập pháp Mỹ đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự hợp tác liên tục của Bắc Kinh với Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp