Việt Nam tỏa sáng!

Thứ ba, 01/01/2019 11:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đó là nhìn nhận của báo chí và bạn bè quốc tế từ câu chuyện Việt Nam đăng cai tổ chức thành công sự kiện kinh tế chính trị lớn như Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018), từ sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam bất chấp căng thẳng thương mại toàn cầu…

Hội nghị thành công nhất trên nhiều khía cạnh

“Trong 27 năm tổ chức hội nghị của Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN), đây là Hội nghị thành công nhất trên nhiều khía cạnh” - Chủ tịch điều hành WEF - ông Klaus Schwab, một người khá kiệm lời khen, đã thốt lên như vậy sau 3 ngày (11-13/9/2018) Việt Nam là nước chủ nhà của sự kiện kinh tế chính trị lớn này. Khía cạnh thành công đầu tiên, ông Klaus Schwab nhấn mạnh, là chủ đề của Hội nghị WEF ASEAN 2018 về “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư” rất thiết thực, đáp ứng quan tâm chung của các nước ASEAN và nhiều nước trên thế giới trong bối cảnh các nước đều phải vươn lên trong cuộc CMCN lần thứ 4 nếu không sẽ bị tụt hậu. Chủ đề này cũng đồng thời gắn kết chặt chẽ với chủ đề của ASEAN năm 2018 là “ASEAN tự cường, sáng tạo”.

Khía cạnh thành công nữa là khâu nội dung và công tác tổ chức. “Không chỉ có hàng nghìn người trên hội trường theo dõi, mà nhờ công nghệ 4.0 đã tương tác với 90.000 người theo dõi trực tiếp. Bên cạnh đó, với 60 phiên thảo luận chuyên đề, tính tương tác giữa các start-up, các nhà nghiên cứu, các đại biểu, diễn giả, các nhà hoạch định chính sách cũng rất cao. Việc bố trí các hoạt động hợp lý. Công tác hậu cần tuyệt vời, an ninh được bảo đảm tuyệt đối” - Chủ tịch điều hành WEF chia sẻ. Trước đó, theo chia sẻ của Justin Wood - Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), WEF đã ký kết với Chính phủ Việt Nam về việc tổ chức WEF ASEAN từ tháng 1/2017 nghĩa là các công tác chuẩn bị đã được tiến hành khoảng 18 tháng trước khi sự kiện diễn ra.

Trong 3 ngày diễn ra, Hội nghị WEF ASEAN 2018 đã thu hút số lượng người tham gia kỷ lục (hơn 1.100 người), cũng như số lượng các nhà lãnh đạo thế giới (9 nhà lãnh đạo), thể hiện sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam và khu vực ASEAN. Tuy nhiên, Hội nghị WEF ASEAN 2018 còn thành công ở khía cạnh truyền thông khi số lượng tin bài về Hội nghị trong 3 ngày Hội nghị diễn ra gấp 4 lần so với hội nghị WEF tại một số nước trong khu vực, 6,7 triệu người theo dõi trên mạng Facebook, Twitter và 13.000 góp ý, bình luận…

Báo Công luận
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Giáo sư sáng lập WEF.

Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN hay “phép lạ kinh tế Việt Nam”

“Việt Nam có khả năng sẽ tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2018 và 2019 – giống như năm 2017” - ông Chidu Narayanan - chuyên gia kinh tế khu vực châu Á, ngân hàng Standard Chartered đã nhấn mạnh như vậy khi phân tích về bản báo cáo kinh tế về Việt Nam do ngân hàng Standard Chartered xuất bản với tựa đề “Việt Nam – tăng trưởng nhanh nhưng không nguy hiểm”. Ngân hàng Standard Chartered duy trì nhận định dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam sẽ ở mức cao trong năm 2018, 2019 và năm 2020, với mức vốn đăng ký đạt 17 tỷ USD mỗi năm và vốn FDI sẽ tiếp tục chảy mạnh vào lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là sản xuất hàng điện tử, trong trung hạn. Báo cáo cũng nhận định mức tăng trưởng ổn định ở lĩnh vực dịch vụ, đi đầu là hoạt động thương mại diễn ra mạnh mẽ ở trong nước, sẽ hỗ trợ tăng trưởng chung của cả năm 2018. Lĩnh vực dịch vụ, vốn đóng góp gần 40% cho nền kinh tế, dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm, sau khi đạt mức tăng 7% trong nửa đầu năm.

Tháng 10/2018, ngay sau khi Hội nghị WEF ASEAN 2018, trên trang Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã có một số bài viết phân tích về sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Trong đó, các tác giả tập trung vào việc nhận định Việt Nam là ngôi sao sáng thuộc nhóm thị trường mới nổi nhờ vào GDP tăng trưởng ổn định, trong khoảng 6 – 7%. Bên cạnh đó, xuất khẩu, thu hút vốn FDI cũng là những điểm nhấn đáng lưu ý. Chủ tịch WEF Borge Brende cũng nhấn mạnh, riêng Việt Nam đã cho thấy chặng đường phát triển phi thường. Từ năm 2010 đến nay, GDP của Việt Nam đã tăng gần gấp đôi, tỷ lệ người nghèo chưa đến 3%, so với mức 50% hồi đầu thập niên 1990. 

Còn với viện Brookings Institution (Mỹ), kinh tế Việt Nam thực sự là phép lạ. Tháng 4/2018, trong bài viết nhan đề “Phép lạ sản xuất của Việt Nam: Bài học cho các nước đang phát triển”, viện Brookings Institution đưa ra những con số ấn tượng đồng thời nhấn mạnh: “Trong khi thương mại toàn cầu đã trì trệ, thương mại của Việt Nam đạt 190% GDP năm 2017 từ mức 70% trong năm 2007. Trong khi các nền công nghiệp hóa sớm kéo giảm kinh tế thế giới, ngành sản xuất của Việt Nam đã mở rộng liên tục, thêm khoảng 1,5 triệu việc làm mới từ năm 2014 đến 2016”.

Sự bứt tốc kinh tế của đất nước hình chữ S, theo World Bank và Viện chính sách Brookings dựa vào 3 yếu tố chính. Thứ nhất, đất nước đã có sự đầu tư đúng mức vào con người và cơ sở hạ tầng, chủ yếu thông qua đầu tư công. Thứ hai, Việt Nam đã tham gia mạnh vào quá trình tự do thương mại toàn cầu. Thứ ba, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều quyết tâm trong cải cách, thông qua đó giảm quy định, hạ thấp chi phí đầu vào. Trong suốt quá trình đó, thương mại trong và ngoài nước giữ vai trò chìa khóa của “phép lạ kinh tế”.

Còn tờ báo Pháp Le Temps thì lại đứng trước sự thôi thúc phải giải mã bằng được phép lạ ấy. Trong bài viết mang tựa đề “Việt Nam - công xưởng mới của thế giới”, Le Temps đưa ra những lý do để lý giải như: mức lương thấp, ưu đãi thuế để khuyến khích các nhà đầu tư và các thỏa thuận về tự do thương mại.

Báo Công luận
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài và các chuyên gia đến gặp gỡ và trao đổi với 
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Diễn đàn WEF ASEAN 2018.

Niềm tin vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam tiếp tục tăng

Đó là nhận định của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) trong báo cáo được Hiệp hội công bố hồi tháng 10/2018. Kết quả khảo sát Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) quý II/2018 đạt 84 điểm, tăng đến 6 bậc so với chỉ số vào quý I/2018. Kết quả cho thấy, sự lạc quan của cộng đồng doanh nghiệp thành viên khi đánh giá tình hình kinh doanh tại Việt Nam. Đây cũng là đánh giá tích cực nhất từ cộng đồng doanh nghiệp châu Âu trong 18 tháng qua (tính đến tháng 10/2018). Cụ thể, cộng đồng doanh nghiệp thành viên EuroCham lạc quan về triển vọng kinh doanh, căn cứ vào các khía cạnh khác nhau như kế hoạch đầu tư, dự đoán doanh thu hay kế hoạch tuyển dụng và tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Trong đó, 70% doanh nghiệp tham gia khảo sát phản hồi kết quả kinh doanh quý II/2018 là tích cực. Trong đó, có 65% phản hồi “Tốt”, 12% phản hồi “Xuất sắc”.

Nhận xét kết quả khảo sát này, ông Nicolas Audier – đồng chủ tịch EuroCham cho biết: “Những chỉ số này một lần nữa cho thấy các doanh nghiệp và nhà đầu tư châu Âu vẫn tin tưởng vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) được mong đợi sẽ sớm được phê chuẩn. Chúng tôi hy vọng thông điệp tích cực này từ EuroCham và các thành viên sẽ truyền cảm hứng cho Chính phủ Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thương mại và tăng cường mở cửa thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài”.

Và không chỉ dừng lại ở sự hy vọng. Cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài - đó là thông điệp mà Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Trịnh Đình Dũng chia sẻ với các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài trong phiên khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Horasis 2018 tổ chức ngày 26/11 tại Bình Dương. “Chúng tôi hiểu rằng, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn, đặc biệt là phải thúc đẩy khởi nghiệp, phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ hơn, tận dụng thời cơ tiếp cận làn sóng công nghệ mới nhằm tạo ra các xung lực mới cho phát triển” - Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng khẳng định trọng tâm đầu tiên mà Chính phủ kiến tạo phát triển của Việt Nam đang triển khai là kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia, an ninh tiền tệ. Cùng với đó, Chính phủ sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp, phấn đấu sớm đưa Việt Nam vào nhóm các nước dẫn đầu ASEAN và hướng đến tiêu chuẩn của các nước OECD về năng lực cạnh tranh.

Thư Hà

baogiay

Tin khác

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức
Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

(CLO) Tỉnh Gia Lai vừa xử lý 18 đảng viên liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty AIC cung cấp, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Phùng Ngọc Mỹ.

Tin tức
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Tin tức
Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành sớm rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách đặc thù để tham mưu, đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, nhằm phát triển toán học Việt Nam nói riêng, tạo ra đột phá đối với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.

Tin tức
Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

(CLO) Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích và tạo thuận lợi cho các dự án hợp tác và đầu tư song phương, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, viễn thông và xây dựng.

Tin tức