Viết tiếp bài Đồng Nai: Sai phạm đang được bao che, dung túng?: Cán bộ chống tham nhũng bị trù dập

Thứ sáu, 03/04/2015 14:17 PM - 0 Trả lời

Viết tiếp bài Đồng Nai: Sai phạm đang được bao che, dung túng?: Cán bộ chống tham nhũng bị trù dập

(NB&CL)-Như chúng tôi đã thông tin trong những bài viết trước về việc cán bộ địa chính Lê Hoài Thanh bán hàng trăm hecta đất công cũng như bán đất của người dân mà vẫn ung dung tự tại, “hạ cánh an toàn”. Vụ việc trên đã làm người dân cũng như dư luận địa phương vô cùng bức xúc. Chỉ đến khi báo Nhà báo & Công luận vào cuộc điều tra, xác minh thì sự thật mới được sáng tỏ. Trong khi đó, những cán bộ chủ chốt của xã Giang Điền ngày trước vì tố cáo, chống tham nhũng lại bị kỷ luật một cách vô cùng phi lý.

Bị trù dập vì chống tham nhũng

Đó là hai ông Đinh Sỹ Quý (nguyên Bí thư Đảng ủy xã Giang Điền) và ông Trần Gia Khánh (nguyên Phó chủ tịch xã Giang Điền). Trong đó, ông Đinh Sỹ Quý bị Ủy ban kiểm tra huyện ủy Trảng Bom ra quyết định kỷ luật số 38-QĐ/KTHU vào ngày 14/12/2009 với hình thức cảnh cáo. Nội dung quyết định nêu rõ: “Với cương vị là Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch HĐND xã, đồng chí Đinh Sỹ Quý đã đồng ý cho ông Nguyễn Đức Lợi (cư ngụ tại xã Giang Điền) ghi hình và lời nói của mình để làm nhân chứng tố cáo sai sự thật đối với đảng viên trong xã. Việc làm của đồng chí Đinh Sỹ Quý là vi phạm Điều lệ Đảng, vi phạm quy định 115 của Bộ Chính trị về những việc Đảng viên không được làm. Với vai trò và trách nhiệm của Bí thư Đảng bộ, đồng chí có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết tốt đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân theo Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 6/3/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhưng do nhận thức của đồng chí còn hạn chế dẫn đến sai phạm, khuyết điểm trên, làm ảnh hưởng đến vai trò của Đảng ủy, uy tín của đồng chí bị giảm sút. Bản thân đồng chí đã thành khẩn nhận khuyết điểm”.

 Báo Công luận

Ông Phiễm– nguyên Trưởng công an xã Giang Điền (áo trắng, ngoài cùng bên phải) cùng ông Chượng có mặt tại khu đất rẫy nhà anh Lợi và nói với phóng viên về nguồn gốc khu đất này.

Đó là nguyên văn quyết định kỷ luật ông Đinh Sỹ Quý mà theo ông thì việc làm của ông đối với hành vi sai phạm của ông Lê Hoài Thanh là hoàn toàn chính đáng không có gì sai phạm. “Thế nhưng, không hiểu sao khi tôi làm công việc tố cáo tham nhũng thì lại bị kỷ luật một cách vô lý như vậy. Trong khi đó, ông Lê Hoài Thanh sai phạm rành rành trong việc bán đất công cũng như bán đất của người dân thì chỉ bị kỷ luật rồi cho “hạ cánh an toàn”. Chả nhẽ bản thân tôi làm việc, cống hiến bao nhiêu năm đúng với tinh thần, trách nhiệm lại bị kỷ luật vì việc nói ra sự thật tham nhũng này sao?”- Ông Quý nói về quyết định kỷ luật mình.

Cũng như ông Quý, ông Trần Gia Khánh cũng bị kỷ luật về mặt Đảng nhưng với hình thức nhẹ hơn là khiển trách. Theo như quyết định thi hành kỷ luật ông Khánh nêu: “Nhận thấy đồng chí Trần Gia Khánh ghi hình để tố cáo phục vụ công tác chống tham nhũng nhưng bị quần chúng lợi dụng sử dụng vào việc tố cáo là vi phạm vào điều 3 quy định 115-QĐ-TW”. “Bản thân tôi nhận thức được việc làm của mình và làm việc đúng sai rõ ràng. Ngay sau khi bị cán bộ địa chính Lê Hoài Thanh lập báo cáo để hội đồng xét duyệt cấp GCNQSDĐ là khống cho nhiều đối tượng và sai thực tế nên tôi đã làm báo cáo gửi UBND huyện Trảng Bom. Chính vì vậy mà UBND huyện Trảng Bom đã ra quyết định thu hồi lại một số GCNQSDĐ đã cấp cho Lê Kỳ Phùng, Lý Thị Tố Trinh, Lý Tố Lan và Dương Thị Chính. Tuy nhiên, tôi cũng không hiểu sao đến năm 2008, những người này vẫn có đất để sang nhượng cho công ty cổ phần địa ốc Long Điền(?). Tôi cũng rất bức xúc trước việc bị kỷ luật vô lý như vậy, bởi ông Lê Hoài Thanh đã sai phạm rất rõ thì làm sao nói chúng tôi làm sai. Còn người dân là anh Nguyễn Đức Lợi do gia đình bị bán mất phần đất của mình đã tố cáo và việc đó là đúng thì làm sao lại bảo họ sai để rồi kỷ luật chúng tôi(?)”- Ông Khánh bức xúc.

Qua lời của ông Quý và của ông Khánh, chúng tôi nhận thấy trong việc này hẳn nhiên có việc trù dập cán bộ khi dám nói ra sự thật. Trong khi đó, chính quyền huyện Trảng Bom đã không xử lý những kẻ tham nhũng tiền của của Nhà nước, bán đất công rồi bán cả đất của người dân mà cứ nhắm vào những người tố cáo. Trong đó có một văn bản khẳng định anh Nguyễn Đức Lợi là tố cáo sai sự thật, không có căn cứ và những quyết định kỷ luật đối với ông Quý và ông Khánh. Tuy nhiên, trong khi trả lời những người này như vậy thì việc sai phạm của ông Lê Hoài Thanh đã được bao che, dung túng một cách vô cùng khó hiểu. Vậy ông Lê Hoài Thanh đã sai ở đâu, sai ở chỗ nào mà chính quyền huyện Trảng Bom lại cho rằng ông Quý, ông Khánh và anh Lợi là sai?. Đây cũng là câu hỏi rất lớn mà hiện nay dư luận địa phương đã vô cùng bức xúc, yêu cầu phải làm rõ.

Các nhân chứng nói gì?

Sau khi làm việc với hai nhân chứng là ông Đinh Sỹ Quý, Trần Gia Khánh, chúng tôi cũng tiếp xúc với một số nhân chứng khác đã từng làm thuê, cày đất, nhổ mì cho nhà ông Lãng. Trong số những nhân chứng này, còn có cả ông Đỗ Văn Phiễm - nguyên Trưởng công an xã Giang Điền.

Báo Công luận Báo Công luận

Hai quyết định kỷ luật ông Quý và ông Khánh.

Trao đổi với chúng tôi về mảnh đất rẫy của gia đình anh Lợi, ông Đỗ Văn Phiễm khẳng khái xác nhận nguồn gốc của mảnh đất rẫy mà gia đình anh Lợi đang có tranh chấp là đất rẫy mà gia đình anh Lợi đã khai phá, sử dụng ổn định từ những năm 80 của thế kỷ trước. Ông Phiễm cho biết: “Tôi và gia đình chuyển về xã Giang Điền này sinh sống từ năm 1979, lúc đó ở địa phương chỉ có khoảng mấy chục nóc nhà vậy nên biết nhau hết. Tôi lại cùng tuổi với anh trai của anh Lợi nên anh em thường xuyên giao du với nhau và thường vào rẫy nhà anh ấy nhổ mì thuê rồi cùng người anh trai đem đi bán. Rẫy nhà anh Lợi ngày đó chỉ trồng toàn mì (sắn) và rau lang, đến năm 1992 mới tổ chức trồng tràm, keo lai. Sau này, thời gian làm trưởng công an xã, tôi còn vào trong rẫy nhà anh Lợi mấy lần nữa kiểm tra việc khai thác cát của gia đình anh ấy cũng như bắt một số đối tượng chặt trộm cây và múc trộm đất”.

Trong cuộc tiếp xúc với phóng viên, ông Phiễm cũng tỏ ra bức xúc trước việc bà Trinh, ông Phùng ngang nhiên đứng tên trên mảnh đất mà gia đình anh Lợi khai hoang, sử dụng ổn định từ những năm 80 tới nay. Ông cho biết thêm “bà Trinh, ông Phùng chỉ có mặt tại địa phương từ hồi có dự án khu du lịch Giang Điền. Khu du lịch đó trước là của người khác nhưng ông bà này sang nhượng lại. Đến khi đất ở địa phương “có giá” mới thấy bà Trinh, ông Phùng xuất hiện tranh chấp đất với gia đình anh Lợi”.

Sau cuộc trò chuyện, để dẫn chứng cụ thể những gì mình nói, vị nguyên trưởng công an xã còn dẫn chúng tôi đến khu đất rẫy của nhà anh Lợi để xác thực. Hiện tại đường vào khu đất này đã không còn lầy lội như trước, đường đi thuận tiện hơn rất nhiều (vì nằm trong dự án khu đô thị cao cấp Giang Điền, đường được trải nhựa và đá vào tới tận rẫy). Có mặt tại khu vực rẫy, chúng tôi vẫn còn thấy có gì đó hoang vu của một mảnh rẫy đã lâu ngày không được sử dụng, cải tạo dưới bàn tay của con người. Ngoài những cây tràm, keo lai khoảng hai chục tuổi là một hồ nước lớn mà theo chỉ dẫn của ông Phiễm đây là bãi cát mà gia đình anh Lợi đã khai thác cát vào những năm 2003 – 2006. Hiện nay bãi cát chỉ còn là hồ nước tù, xung quanh cây cối mọc um tùm.

Có mặt tại rẫy của gia đình nhà anh Lợi cùng chúng tôi còn có ông Dương Văn Chượng (SN 1965) ngụ tại địa phương. Ông Chượng còn nhớ vào khoảng năm 1980, khi còn là một thanh niên mới lớn, ông đã đi cày thuê cho những hộ gia đình có rẫy tại địa phương muốn cày rẫy để trồng hoa màu, trong đó có gia đình anh Lợi. “Ngày đó tôi nhớ đã vào rẫy này, cày thuê cho gia đình anh Lợi mấy ngày liền để trồng đậu và mì. Ngày đó ở đây hoang vu lắm, đi cày tôi chỉ dám cày buổi sáng đến chiều là đánh trâu ra về vì sợ…!. Thời điểm đó, ở đây heo rừng, rồi rắn rết, có khi còn có cả hổ báo nữa”- Ông Chượng nhớ lại.

Cũng theo ông Chượng, ông Phiễm và một số nhân chứng khác đều khẳng định đã biết đất của gia đình anh Lợi sử dụng, canh tác ổn định từ đó đến nay. Chính vì vậy, căn cứ trên những hồ sơ, giấy tờ cùng với những bằng chứng xác thực, chúng tôi đề nghị chính quyền huyện Trảng Bom cũng như tỉnh Đồng Nai cần gấp rút vào cuộc, xử lý những sai phạm đã tồn đọng trong nhiều năm qua tại xã Giang Điền, đồng thời xử lý nghiêm những cán bộ đã bao che cho sai phạm này.

Ngày 18/4/2014, sau khi báo NB&CL đăng bài viết: “Đồng Nai: Sai phạm đang được bao che, dung túng” chúng tôi nhận được văn bản số 1627/UBND-VP của UBND huyện Trảng Bom về việc: “Kiểm tra làm rõ nội dung báo Nhà báo & Công luận đăng ngày 18/4/2014 liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai tại xã Giang Điền”. Nội dung Công văn nêu rõ: “Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo: Giao phòng TN-MT chủ trì, phối hợp với phòng Nội vụ, Thanh tra huyện, UBND xã Giang Điền và các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát hồ sơ, làm rõ nội dung báo Nhà báo & Công luận đã đăng, báo cáo kết quả và hướng xử lý cho Chủ tịch UBND huyện trước ngày 10/5/2014”.

NHÓM PV MIỀN ĐÔNG

Tin khác

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

(NB&CL) Tuy chưa hoàn thiện thủ tục về giao đất, cấp giấy phép xây dựng nhưng Công ty Cổ phần chế biến gỗ Nhật Huy vẫn ngang nhiên triển khai xây dựng Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhựa kỹ thuật Mega, tại xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Điều tra
Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

(NB&CL) Với mục tiêu giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, UBND xã Tiên Sơn (Việt Yên, Bắc Giang) đã cấp phát con giống cho hộ nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, trái với mục tiêu ban đầu, việc triển khai đã khiến nhiều hộ dân “dở khóc, dở cười” với những con giống được hỗ trợ.

Điều tra
Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

(CLO) Gần 20 tấn lạc giống có dấu hiệu giả giống lạc L14 đã cung ứng cho bà con nông dân xã Trường Sơn là loại lạc dùng để ăn, không phải lạc giống nên Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra Công an tỉnh để điều tra.

Điều tra
Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

(CLO) Thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, vụ việc Công ty TNHH MTV Đầu tư và thương mại Việt Hùng gian lận doanh thu để trúng thầu dự án tại xã Yên Lâm (huyện Yên Mô) đã được lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo và đang trong quá trình xác minh chưa có kết luận vụ việc.

Điều tra
Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

(CLO) Câu chuyện Ban QLDA Xây dựng Giao thông tỉnh Bắc Ninh ký hợp đồng thời vụ với 1 số cá nhân, mang văn bản đến các đơn vị để xác minh thông tin đầu thầu khiến doanh nghiệp chưa hết bức xúc.

Điều tra