Takano Ishao: Sự thật và chân lý không chọn giờ cho chúng ta

Thứ hai, 18/02/2019 09:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cách đây 40 năm trước, Takano Ishao là nhà báo quốc tế duy nhất hy sinh trong cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam chống quân xâm lược Trung Quốc. Máu của anh đã hòa chung dòng máu của hàng ngàn bộ đội, nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới thiêng liêng.

Phóng viên Isao Takano (đeo kính) của báo Akahata - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhật Bản đi đưa tin tại thị xã Lạng Sơn những ngày đầu của cuộc chiến đấu. (Ảnh: Minh Đạo/TTXVN)

Phóng viên Isao Takano (đeo kính) của báo Akahata - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhật Bản đi đưa tin tại thị xã Lạng Sơn những ngày đầu của cuộc chiến đấu. (Ảnh: Minh Đạo/TTXVN)

Phóng viên quốc tế hiếm hoi có mặt tại điểm nóng

Takano Isao (sinh năm 1943) là nhà báo Nhật Bản hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 vì trúng đạn từ phía quân bành trướng Trung Quốc.

Năm 1962, khi tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Nhật Bản, anh vào làm việc tại một xưởng điện và gia nhập Đảng cộng sản Nhật Bản. Năm 1967, anh được cử sang Việt Nam học tiếng Việt ở Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Trước đó, Takano từng gắn bó mật thiết với đất nước Việt Nam: Anh là sinh viên khoa tiếng Việt (Đại học Tổng hợp Hà Nội) từ năm 1967-1971 và tham gia đưa tin về chiến tranh biên giới Tây Nam lẫn chiến tranh biên giới phía Bắc.

Tháng 2/1978, Takano là đặc phái viên, phóng viên báo Akahata - cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Nhật Bản. Khi chiến tranh bảo vệ biên giới nổ ra, Takano tìm mọi liên hệ để có mặt ở Lạng Sơn để ghi lại những hình ảnh chân thật nhất về cuộc chiến tranh phi nghĩa mà Trung Quốc đang tiến hành tại Việt Nam. Có mặt tại các chiến trường đã vượt qua biết bao hy sinh, gian nguy để tác nghiệp. Takano chấp nhận mất mát, chiến đấu kiên cường dưới bom đạn, chất độc hóa học, trong các cuộc bố ráp vây càn của địch. Bằng lòng quả cảm, nhà báo đã thông tin chính xác, kịp thời tình hình từ các chiến trường. Takano Ishao đã nhận ra tính chính nghĩa, khí phách quật cường của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu đầy hy sinh mất mát để giành độc lập, tự do cho dân tộc mình. Điều đó đã khiến anh lăn xả vào vùng chiến sự ác liệt nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam.

Những bài viết của nhà báo Nhật Takano có thể thay đổi nhận thức của thế giới về cuộc chiến diễn ra ở Việt Nam. Những bài viết đó đã giúp chính phủ và nhân dân Nhật Bản, cũng như đã giúp công luận quốc tế nhận thức rõ hơn về những gì đang diễn ra tại chiến trường Việt Nam, về sự tàn nhẫn của Trung Quốc và kết quả của các trận đánh, về những vụ thảm sát thường dân vô tội.

Trước lúc vĩnh viễn ra đi ở tuổi 36, nhà báo Takano đã kịp ghi lại những hình ảnh đau thương mà kẻ địch từ phương Bắc đã gây ra trên mảnh đất xứ Lạng, để nhân dân thế giới thấy được bản chất của cuộc chiến phi nghĩa mà chính quyền Bắc Kinh khi ấy thực hiện. Anh là phóng viên quốc tế hiếm hoi có mặt ở điểm nóng bên sông Kỳ Cùng 40 năm về trước.

Sự thật và chân lý không chọn giờ cho chúng ta

Ngày 7/3/1979, khi chỉ còn cách thị xã Lạng Sơn khoảng 4km, đoàn xe UAZ chở các phóng viên phải dừng lại tại trạm gác do quân đội quản lý.

Lúc ấy, nhóm phóng viên trong nước và nước ngoài đang có mặt ở đường 1, cách thị xã Lạng Sơn khoảng dăm cây số đều muốn vào Thị xã Lạng Sơn nhưng không được vì lý do an toàn. Xin nhớ rằng Bắc Kinh đã tuyên bố rút quân khỏi Thị xã  từ đêm 5/3 nhưng có lực lượng thám báo, biệt kích vẫn rình rập thị xã.

Trong khi đại diện đoàn xuất trình giấy tờ thì Takano và người bạn của anh – Nakamura, nhanh chóng xuống xe tác nghiệp, quay phim, chụp ảnh, ghi lại quang cảnh khu vực bên ngoài vùng chiến sự.

Bức ảnh ghi lại hình ảnh Nhà báo Takano Ishao (người cầm máy ảnh) trong ngày định mệnh 7/3/1979. Ảnh tư liệu.

Bức ảnh ghi lại hình ảnh Nhà báo Takano Ishao (người cầm máy ảnh) trong ngày định mệnh 7/3/1979. Ảnh tư liệu.

Một sĩ quan Tỉnh đội nói với Takano: "Đồng chí Takano, dù họ đã tuyên bố rút quân hai ngày, song trong khu vực thị xã vẫn còn thám báo, sẽ không an toàn”. 

Takano cố gắng thuyết phục: “Cảm ơn các anh tạo điều kiện cho tôi tác nghiệp. Nếu chờ an toàn thì tôi không hoàn thành nhiệm vụ. Sự thật và chân lý không chọn giờ cho chúng ta”.

Vậy là không để ý đến mối an nguy của bản thân, Takano nhất mực yêu cầu vào sâu trong thị xã tác nghiệp, để ghi nhận những thông tin nóng bỏng, kịp thời và có những hình ảnh chân thực nhằm truyền tải thực tế đang diễn ra tại đây tới bạn đọc Nhật Bản.

Trước đề nghị kiên quyết được vào sâu trong khu vực chiến sự của anh cũng như của các phóng viên nước ngoài quả cảm, Tỉnh đội Lạng Sơn phải cử một tốp trinh sát dẫn đường và yểm trợ, đưa xe của các phóng viên Nhật Bản tiến thẳng vào khu vực chiến sự. Đến nơi trời đã gần trưa. Đổ nát. Không một bóng người. Im lìm, vắng lặng.

Takano yêu cầu đoàn xe dừng lại để các phóng viên xuống xe quay phim, chụp ảnh. Khi Takano cùng Nakamura vừa bước xuống xe, đang lúi húi bấm máy tác nghiệp, bỗng loạt đạn bắn tỉa của quân đội Trung Quốc vang lên. Takano bị một viên trúng trán, anh dũng hy sinh khi trong tay vẫn đang cầm chặt chiếc máy ảnh

Sự ra đi của Takano không chỉ khiến người dân Việt Nam bàng hoàng mà còn dấy lên làn sóng phản đối dữ dội của phóng viên quốc tế. Những chất vấn liên tục được đưa ra khi phía Trung Quốc bắn chết một phóng viên nước ngoài dù đã tuyến bố ngừng bắn và rút hết quân khỏi lãnh thổ Việt Nam trước đó 2 ngày.

Tính đến thời điểm này đã tròn 40 năm nhà báo Nhật Takano Isao hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam, nhân dân Nhật Bản và cả những người làm báo đều kính cẩn nghiêng mình trước anh linh một nhà báo, một nhân chứng trong cuộc chiến tranh vệ quốc của Việt Nam. Người mà cả cuộc đời  thấm đượm lý tưởng đấu tranh vì công lý và lý tưởng dấn thân của những người làm báo.

Nguyệt Hồ

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo