Động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thứ năm, 24/01/2019 14:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay nền kinh tế Việt Nam có nhiều điểm nổi bật, tăng trưởng kinh tế trên đà hồi phục. Để giữ vững đà tăng trưởng, nhiều kịch bản tăng trưởng cho 2 năm được coi là bản lề 2019 – 2020 đã được đưa ra.

Kịch bản cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2019 – 2020 có thể đạt 7% (Ảnh minh họa)

Kịch bản cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2019 – 2020 có thể đạt 7% (Ảnh minh họa)

Năm 2018 là một năm đầy biến động, mở đầu bằng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; sự biến động này mở ra những cơ hội, thách thức cho phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Điểm lại những nét nổi bật của kinh tế giai đoạn 2016-2018, Báo cáo của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (NCIF) cho thấy, trong giai đoạn này, tăng trưởng kinh tế được cải thiện. Theo đó, GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2003 tăng trưởng ở mức 6,47%, giai đoạn 2006-2008 là 6,59%, giai đoạn 2011-2013 là 5,64% và giai đoạn 2016-2018 ước đạt 6,62%. Ổn định kinh tế vĩ mô là điểm sáng rõ nét trong 3 năm qua, lạm phát được duy trì ổn định ở mức dưới 4%, đây là thành công của Chính phủ, tác động chủ yếu do điều chỉnh giá dịch vụ công.

Theo Ban Phân tích và Dự báo của NCIF nhận định phát triển khu vực tư nhân; cải cách thể chế và môi trường kinh doanh; khoa học công nghệ và nâng cao năng suất lao động là động lực chính tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2019-2020. Hiện nay các tổ chức quốc tế có dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2019-2020, trung bình 6,5-6,6%. Nếu chúng ta tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế và thực hiện các Hiệp định Thương mại thì tăng trưởng sẽ đạt được trung bình 6,9%. Nếu biết tận dụng, phát huy lợi thế, đẩy mạnh cải cách đặc biệt là khu vực nhà nước và đầu tư công thì theo NCIF kinh tế có thể tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới.

Dự báo tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2019-2020, các chuyên gia đưa ra 2 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế: Kịch bản cơ sở 7%; kịch bản cao 7,2%. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, trước diễn biến phức tạp, khó lường của nền kinh tế thế giới, nhất là chính sách bảo hộ thương mại giữa các quốc gia thì việc đẩy mạnh tăng trưởng khu vực tư nhân, cải cách thể chế và môi trường kinh doanh, phát triển khoa học công nghệ và nâng cao năng suất lao động... là động lực tăng trưởng kinh tế của nước ta trong giai đoạn tới.

Bên cạnh đó, phân tích về tình hình kinh tế thế giới và sự ảnh hưởng tới Việt Nam, Ban Kinh tế Thế giới (NCIF) cũng cho biết, ở kịch bản Mỹ đánh thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, dự báo sẽ làm giảm 0,10% GDP năm 2018, 0,33% năm 2019 và 0,40% năm 2020. Mức tác động này sẽ giảm dần và chấm dứt vào 2028. Đặc biệt, việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ bị giảm 0,13% năm 2018. Năm 2019 giảm 0,61% và tới 2020 giảm 0,89% và ảnh hưởng còn kéo dài tới năm 2032. Ở chiều nhập khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2018 giảm 0,09%, năm 2019 là 0,52% và 2020 là 0,87% và có thể lên đến 0,92% vào năm 2022. Hiện nền kinh tế Việt Nam đang phải chịu nhiều tác động, như biến động về tỷ giá; biến động trên thị trường chứng khoán… Đáng chú ý, diễn biến thương mại trên thế giới phức tạp cũng phần nào đã, đang và sẽ tác động đến nền kinh tế Việt Nam, như thâm hụt thương mại của Mỹ tiếp tục tăng; dòng chảy FDI từ Trung Quốc không rõ ràng, Brexit, các hiệp định thương mại song phương và đa phương hay tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)…

NCIF cho biết có 3 động lực lực tăng trưởng cho các năm tới (Ảnh minh họa)

NCIF cho biết có 3 động lực lực tăng trưởng cho các năm tới (Ảnh minh họa)

Về động lực tăng trưởng cho các năm tới, NCIF cho biết có 3 động lực gồm: Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cải cách thể chế, môi trường kinh doanh và khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động. Bình luận về động lực cho tăng trưởng kinh tế, theo một số chuyên gia kinh tế, từ trước đến nay chúng ta hay nhắc tới động lực từ khu vực FDI, tuy nhiên, với việc chiếm tới hơn 70% kim ngạch xuất khẩu thì động lực này không có ý nghĩa gì nhiều bởi nó chưa củng cố được nội lực của nền kinh tế. Chính vì lý do này, các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo: Đừng theo đuổi động lực FDI mà cần quay về động lực trong nước, động lực từ khu vực tư nhân. Nền tảng tăng trưởng sắp tới phải là kinh tế tư nhân và phải xác định rõ cần thúc để tư kinh tế nhân mạnh lên nữa.

Trước động lực tăng trưởng cho các năm tới do NCIF đưa ra, nhiều chuyên gia kinh tế lại cho rằng, 3 động lực nêu trên là chưa đủ, cần bổ sung thêm động lực cải cách nhà nước và động lực này phải đứng đầu tiên. Cần tăng cường năng lực bộ máy Nhà nước, nếu không sẽ không thể cải cách môi trường kinh doanh, phát triển kinh tế tư nhân đúng nghĩa. 5 năm thực hiện Nghị quyết 19 nhưng chi phí cho DN vẫn đang quá cao. Trong thời gian tới cần tập trung thực hiện Nghị quyết 35, đây là vấn đề căn cơ để phát triển DN tư nhân.

Duy Hưng

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm