Vĩnh biệt tác giả bài thơ Thời hoa đỏ

Thứ năm, 21/09/2017 08:07 AM - 0 Trả lời

Những người yêu thơ có lẽ không ai không biết bài thơ nổi tiếng Thời hoa đỏ. Càng nổi tiếng hơn khi bài thơ được phổ thành bài hát cùng tên. Tác giả bài thơ là Thanh Tùng - sinh ra ở huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (ông ra đời năm 1935) nhưng lớn lên, trưởng thành và nhiều năm sống ở Hải Phòng. Đến năm 1995, khi đã 60 tuổi, ông vào Sài Gòn cư trú những năm tháng cuối đời. Tại đây, nhà thơ đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 12/9/2017 bởi căn bệnh ung thư dạ dày, hưởng thọ 83 tuổi.

(NB&CL) Những người yêu thơ có lẽ không ai không biết bài thơ nổi tiếng Thời hoa đỏ. Càng nổi tiếng hơn khi bài thơ được phổ thành bài hát cùng tên. Tác giả bài thơ là Thanh Tùng - sinh ra ở huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (ông ra đời năm 1935) nhưng lớn lên, trưởng thành và nhiều năm sống ở Hải Phòng. Đến năm 1995, khi đã 60 tuổi, ông vào Sài Gòn cư trú những năm tháng cuối đời. Tại đây, nhà thơ đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 12/9/2017 bởi căn bệnh ung thư dạ dày, hưởng thọ 83 tuổi. Thanh Tùng là một gương mặt thơ độc đáo. Không chỉ bởi chất lượng tư tưởng, tình cảm và thẩm mỹ đặc biệt ông tạo dựng được trong mỗi bài thơ mà còn bởi cuộc đời quá chìm nổi, vất vả, long đong cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của những từ này. Sinh trưởng trong một gia đình công chức tiểu tư sản nhưng Thanh Tùng không gặp may mắn, thuận lợi ngay từ đầu. Học xong phổ thông, ông theo học trường thể dục thể thao rồi trở thành giáo viên dạy thể dục ở một trường phổ thông. Sau đó chán nghề, bỏ để phiêu bạt với nhiều công việc khác. Có thời gian làm mướn (ai cần thuê làm gì, ông làm tuốt miễn có tiền), rồi phu khuân vác, sau làm công nhân ở xí nghiệp đóng tàu Hải Phòng. Có khi làm nghề áp tải hàng lên Hà Nội. Lúc bài thơ Thời hoa đỏ ra đời chính là lúc tác giả bán sách ở vỉa hè. Nghĩ đến Thanh Tùng, tôi lại nhớ nhà văn nổi tiếng của nước Nga hồi đầu thế kỷ 20 Mác xim Goóc ky. Văn hào này từng làm nhiều nghề rất cực nhọc, vất vả kể cả móc cống để kiếm sống trước khi trở nên lỗi lạc. [caption id="attachment_184331" align="aligncenter" width="665"]Báo Công luận Nhà thơ Thanh Tùng[/caption] Lần đầu tiên tôi có dịp tiếp xúc với Thanh Tùng là vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Hồi đó, tôi có một kỷ niệm tâm hồn sâu nặng ở Hải Phòng khiến tuần nào từ Hà Nội cũng tìm mọi cách để về thành phố này dẫu chỉ vài giờ rồi lại phải trở lên ngay. Một lần, tình cờ tôi tiếp xúc với một người và được nghe giới thiệu là nhà thơ Thanh Tùng. Thoạt nhìn, tôi chưa có ấn tượng gì về con người mới gặp lần đầu này bởi nhà thơ bắt đầu có chút tên ở thành phố cảng trông có phần lam lũ, chẳng có vẻ gì là nhà thơ mặc dù trong mặc định của tôi, nhà thơ ít nhiều đều “lập dị”. Thanh Tùng không lập dị theo nghĩa thông thường nhưng đúng là một nhà thơ công nhân trăm phần trăm với dáng vẻ có phần thô ráp, sơ sài. Nhưng tiếp xúc lâu, thấy rõ từ ông toát ra một vẻ dung dị, có chiều sâu và một tình cảm nồng hậu, chân thành. Rồi những lần gặp sau đó, tôi ngày càng quý trọng hơn, nhất là khi được biết ông có rất nhiều bài thơ hay mà tôi đọc thấy câu nào cũng thú vị, nhất là thơ tình : “Anh đang góp nắng đầu hè/Gọi hương sắc dạy, rừng ve chín đều/Gió vàng xô bức tranh thêu/Phượng vàng tô điểm, tình yêu trở mùa/Hoàng hôn lãng đãng mõ khua/Bến sông vọng tiếng chuông chùa bâng quơ…”(Bức tranh tình). Mấy câu thơ trên hay. Riêng 2 câu cuối quá đặc sắc, gieo vào người đọc cảm giác cực kỳ bâng khuâng, trống vắng thật khó tả. Hoặc nữa: “Gió xua nỗi nhớ giăng ngang/Con tàu cắt sóng bẽ bàng mặt sông/Bên này bến vắng đò không/Bờ kia hoang lạnh, trắng đồng mây bay/Đâu rồi cánh áo hoa lay/Chẳng bồi, chẳng lở mà cay mắt nhiều…” (Tìm). Tác giả sù sì, có phần thô sơ nhưng thơ thì quả là rất thi sỹ (Không phải bất cứ nhà thơ nào kể cả có tên tuổi cũng có thể gọi được là thi sỹ. Danh xưng này gắn với những nhà thơ sở hữu những câu, bài thơ hay nhưng phải giàu yếu tố lãng mạn và duy mỹ). Khi ấy, bài thơ Thời hoa đỏ đã ra đời nhưng thú thực là tôi chưa biết nhiều. Đến khi trở thành bài hát, tôi mới đi sâu tìm hiểu phần thơ thì càng được tô đậm thêm cái cảm quan thi sỹ khi nghĩ về Thanh Tùng, nhất là những câu: “Mỗi mùa hoa đỏ về/Hoa như mưa rơi rơi/Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi/Như máu ứa một thời trai trẻ/Trong câu thơ của em anh không có mặt/Anh đâu buồn mà chỉ tiếc/Em không đi hết những ngày đắm say…”. Những câu thơ trên rất ám ảnh, đọc một lần không thể quên giống như một cô gái vừa xinh đẹp vừa giàu cá tính, ta gặp một lần rồi nhớ mãi, dễ phải lòng nếu gặp lại lần thứ hai. Bài thơ này Thanh Tùng viết về người vợ tên Thanh Nhàn liên quan đến cuộc hôn nhân đầu tiên nhưng đổ vỡ của mình. Số là trước khi lấy nhau, chàng thi sỹ công nhân đất cảng cũng lụy vì tình lắm. Nàng ở huyện Vĩnh Bảo cách thành phố Hải Phòng hơn 30km. Không ít lần từ thành phố, chàng bổ về tìm nàng chỉ để gặp vài giờ. Nhưng nàng lại đang đi Tiên Lãng. Thế là chàng lại lóc cóc đạp xe cà tàng đến Tiên Lãng tìm người yêu bằng được. Si mê như thế mà cuộc hôn nhân chẳng tồn tại được lâu, rồi hạnh phúc cũng đội nón ra đi. Nhàn bỏ thi sỹ để đến với người đàn ông khác ở Quảng Ninh. Nàng vốn bị bệnh tim, lại đã qua hai đời chồng trước chàng. Vậy mà chàng bỏ ngoài tai mọi lời can gián để quyết lấy bằng được. Sống với người đàn ông sau chẳng được bao lâu thì nàng qua đời vì bệnh tim. Nghe tin, Thanh Tùng tức tốc tìm về bên linh cữu nguyên phu nhân để đưa tiễn nàng lần cuối cùng. Và sau đó bài thơ Thời hoa đỏ ra đời với âm hưởng ngậm ngùi, sót sa đầy nuối tiếc. “Anh không buồn mà chỉ tiếc/Em không đi hết những ngày đắm say”. Không hẳn là lời oán trách của thi sỹ mà là sự hối tiếc. Hối tiếc cho em cũng lung linh nhan sắc mà cả ba đời chồng đều ngắn ngủi do em chủ động bỏ đi (“Không đi hết những ngày đắm say” là thế). [caption id="attachment_184330" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Nhà thơ Thanh Tùng và con gái (Ảnh nhân vật cung cấp).[/caption] Sau cuộc đổ vỡ với Thanh Nhàn ( khoảng năm 1973), Thanh Tùng sống bơ vơ, cô đơn ở Hải Phòng cho mãi tới năm 1995, khi đã 60 tuổi, ông vào cư trú ở TP. Hồ Chí Minh rồi được nhà thơ Hoàng Hưng làm bà Nguyệt se duyên cùng người vợ thứ hai. Người phụ nữ này từng là TNXP thời kháng chiến chống Mỹ, do yêu thơ Thanh Tùng mà sẵn sàng nâng khăn sửa túi cho ông. Cuộc hôn nhân này êm đềm, bình lặng nhưng cũng khiến ông viết được “Trường ca phương Nam”. Ai cũng nghĩ bài thơ Thời hoa đỏ hay, sâu sắc như thế thì người phụ nữ là nguyên cớ cảm xúc để tác giả viết nên hẳn phải là mối tình đẹp, mãnh liệt nhất của ông. Nhưng sự thực không phải như vậy. Thanh Tùng kể rằng bóng hồng để lại cho ông cảm xúc đẹp, lãng mạn khiến ông đam mê nhất lại là một nữ nghệ sỹ rất xinh đẹp sau khi ông đã chia tay người vợ thứ hai. Cô này do yêu thích thơ của ông mà đã chủ động “tấn công”
khiến ông phải “chạy trốn” mặc dù trong lòng rất say mê và thấy mình may mắn, có phước lớn khi được người đẹp săn đuổi. Có lẽ ông mặc cảm là mình đã già, lại nghèo khó có thể mang lại hạnh phúc về lâu dài cho cô nghệ sỹ kia. Những năm cuối đời, Thanh Tùng đã hoài niệm quá khứ mỗi khi nghĩ về thần tượng của trái tim mình, mãi mãi phải lùi xa để chiêm ngưỡng mà không dám đến gần: “Bây giờ tôi ăn một nửa/Nửa dành cho những ngày xưa/Bây giờ tôi đi giật lùi/Tình yêu ở phía sau tôi”. Thanh Tùng là nhà thơ thật đáng yêu. Ông đa cảm, rất dễ xúc động. Cứ mỗi khi có cảm xúc đặc biệt, thậm chí là lúc vui ông cũng dễ khóc. Tôi nhớ mãi kỷ niệm liên quan đến ông. Ngày ấy - năm 1982 - cuộc tình đẹp của tôi ở Hải Phòng đã kết thúc. Nhưng vết thương lòng vẫn rỉ máu dai dẳng nên thi thoảng tôi vẫn về Hải Phòng, dạo bộ trên những đường phố để tìm lại những ngày xưa đã mất. Và để khuây khỏa, tôi lại tìm đến chơi với Thanh Tùng. Ông đã chia sẻ khiến tôi phần nào vơi đi được nỗi buồn đau. Ông tặng tôi mấy câu thơ được ứng tác ngẫu hứng: “Hò hẹn nhiều để rồi chấm hết/Để vỡ vụn những mảnh tim/Gặt hái nhiều mà thóc chẳng đầy thêm/Theo năm tháng chiếc bồ trống rỗng”. Một lần khác, đang bù khú tại một quán nước, Thanh Tùng lại làm thơ tặng tôi (vẫn ngẫu hứng): “Có chàng nghệ sỹ Đình San/Dạt dào cháy bỏng ngập tràn yêu thương/Ai cũng mun đi trn đường…”. Vừa nghĩ đến đó thì có một “chiến hữu” của ông xuất hiện, sà vào quán. Thế là bài thơ phải bỏ dở để sau đó không có dịp làm tiếp. Chẳng hiểu câu thứ 4 sẽ là như thế nào. Và từ đó đến nay, đến phút ông nhắm mắt xuôi tay, tôi chỉ gặp lại được ông đúng một lần ở TP. HCM. Nhưng không nhắc lại cái bài thơ ngẫu hứng bị bỏ dở đó. Và tôi tiếc thương ông như bao bè bạn, công chúng yêu mến ông. Ngẩn ngơ và thương xót…❏

Nhạc sỹ Nguyễn Đình San

Tin khác

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) Cùng với các nghi lễ, các hoạt động, trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư cũng là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

(CLO) Ngày 18/4/2024, Hội nông dân huyện Hoa lư đã tổ chức Hội thi chèo thuyền khéo tại lễ Hội hoa lư năm 2024. Hội thi có sự tham gia của đội thi xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải.

Đời sống văn hóa
Trưng bày chuyên đề 'Kinh đô Hoa Lư - Theo dòng lịch sử'

Trưng bày chuyên đề 'Kinh đô Hoa Lư - Theo dòng lịch sử'

(CLO) Bảo tàng Ninh Bình đã tổ chức trưng bày hình ảnh và hiện vật phục vụ Lễ hội Hoa Lư năm 2024 với chuyên đề "Kinh đô Hoa Lư-Theo dòng lịch sử" trong 3 ngày (17-19/4/2024).

Đời sống văn hóa
Quần thể Danh thắng Tràng An góp mặt trên 'bảo tàng số' Google Arts & Culture

Quần thể Danh thắng Tràng An góp mặt trên 'bảo tàng số' Google Arts & Culture

(CLO) Triển lãm trực tuyến về Quần thể danh thắng Tràng An trên Google Arts & Culture chính thức ra mắt ngày 18/4, với sự hỗ trợ của Google Arts & Culture và UNESCO World Heritage.

Đời sống văn hóa
Linh thiêng “Quốc Ẩm Việt Trà” dâng lên Quốc tổ Hùng Vương

Linh thiêng “Quốc Ẩm Việt Trà” dâng lên Quốc tổ Hùng Vương

(CLO) Cùng với lễ giỗ tổ tại Đất tổ - Đền Hùng Phú Thọ, người dân vùng đất Tây nguyên cũng hướng về và thành kính tổ chức lễ Giỗ tổ tại quần thể di tích Đền Hùng trên núi Phượng Hoàng trấn linh, đèo Prenn, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Đời sống văn hóa