Vốn của Nhà nước tại Vinamed biến đi đâu?

Thứ năm, 12/10/2017 18:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và quá trình sáp nhập giữa Cty CP Nhựa y tế Mediplast và Tổng Cty thiết bị y tế Việt Nam (Vinamed) đang gây nhiều tranh cãi. Đặc biệt, vừa qua Vinamed đã thoái vốn, bán 750.000 cổ phần (tương đương 45,5% vốn điều lệ Cty Mediplast) mà không thông qua đấu giá công khai, tiềm ẩn nguy cơ thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Vì sao Bộ Y tế chưa có văn bản trả lời cổ đông?

Ngày 22/6/2017, Bộ Tài chính có văn bản số 8282/ BTC-TCDN; tiếp đó, ngày 24/7/2017 Kiểm toán Nhà nước có văn bản số 995/KTNN-TT gửi Bộ Y tế đề nghị xem xét giải quyết, trả lời đơn thư của cổ đông và thông báo kết quả giải quyết đến các cơ quan nhận đơn được biết. Tuy nhiên, cho đến nay đã gần 3 tháng trôi qua nhưng  Bộ Y tế vẫn chưa có động thái nào phản hồi khiếu nại của các cổ đông. 

Báo Công luận
 

Việc sáp nhập Vinamed với Mediplast khiến cho tỷ lệ vốn nhà nước giảm từ 20% xuống còn 14% là trái với Quyết định 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong các số báo trước, Báo Nhà báo & Công luận đã liên tục phản ánh những khuất tất trong việc thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và quá trình sáp nhập giữa Cty CP Nhựa y tế Mediplast và Tổng Cty thiết bị y tế Việt Nam (Vinamed). Theo đó, việc sáp nhập Mediplast vào Vinamed sẽ làm cho tỷ lệ vốn nhà nước tại Vinamed (chỉ sau 9 tháng cổ phần hóa) bị giảm từ 20% xuống còn 14%; điều này là trái với Quyết định số 2265/QĐ-TTg ngày 15/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa, trong đó nêu rõ “Nhà nước nắm giữ 1.760.000 cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ”. Việc giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại Vinamed cũng trái với quy định nhà nước về việc không được thay đổi quy mô và cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp trong thời gian trước khi chuyển giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước về Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Bên cạnh đó, Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng  ngày 17/8/2017 cũng nêu rõ “Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam chuyển giao vốn nhà nước về SCIC với tỷ lệ vốn nhà nước là 20% (để sau đó SCIC tổ chức thoái vốn)”.Vì vậy, việc sáp nhập Vinamed với Mediplast khiến cho tỷ lệ vốn nhà nước giảm từ 20% xuống còn 14% là trái với các quy định nói trên.

Vinamed là Cty CP hình thành từ việc cổ phần hóa DNNN, hiện nay Nhà nước đang nắm giữ 20% vốn điều lệ của Vinamed. Do đó, hoạt động của Vinamed cũng như các tài sản của Vinamed phải chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Các tài sản của Vinamed như đất đai, bất động sản và cổ phiếu của Vinamed sở hữu tại các Cty con, Cty liên kết như Mediplast, DANAMECO… đều là các tài sản có yếu tố vốn nhà nước và đều phải chịu sự điều chỉnh của Nghị định 91/2015/NĐ-CP. Thế nhưng HĐQT Vinamed đã “lặng lẽ” bán 750.000 cổ phần Mediplast (tương đương 45,5% vốn điều lệ Mediplast) cho 1 cá nhân mà không tiến hành công khai định giá và thẩm định giá, không tiến hành đấu giá công khai cổ phần là vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 29 và Điều 38 Nghị định 91/2015/NĐ-CP. Bên cạnh đó, hội đồng quản trị 2 Cty cũng đã mập mờ trong định giá tài sản, định giá doanh nghiệp khi sáp nhập 2 doanh nghiệp này.

Cần làm rõ động cơ, mục đích của HĐQT trong việc làm trái với các quy định của Chính phủ.

Được biết, từ sau khi ông Phạm Quang Huy nắm quyền đến nay (từ tháng 10/2016), lợi nhuận của cả 2 Cty Mediplast và Vinamed đều giảm mạnh nhưng các chi phí tăng lên một cách rất vô lí. Vì thế, các cổ đông có quyền nghi ngờ về tính hợp pháp đối với hoạt động này. Trong khi đó, việc chuyển nhượng cổ phiếu, mua bán chứng khoán vẫn diễn ra liên tục, mập mờ, khó hiểu.

Vì vậy, rất cần thiết phải tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế và pháp luật chứng khoán của các cá nhân trong gia đình ông Phạm Quang Huy và tất cả các cá nhân trong HĐQT và Ban Kiểm soát của Mediplast và Vinamed (không chỉ bao gồm việc nộp thuế thu nhập cá nhân mà còn bao gồm tất cả các loại thuế khác).

Quá trình sáp nhập giữa 02 Cty: Cty Cổ phần Nhựa y tế Mediplast và Tổng Cty thiết bị y tế Việt Nam (Vinamed) có quá nhiều biểu hiện của việc cố tình mập mờ định giá thấp giá trị của doanh nghiệp để thâu tóm phục vụ cho lợi ích nhóm. Để giữ gìn tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời nhằm ngăn chặn nguy cơ thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, chống thất thu thuế của Nhà nước và để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành ngay việc thanh tra, kiểm tra toàn bộ quá trình sáp nhập của Cty CP nhựa y tế Mediplast và Tổng công ty Vinamed, đồng thời ra quyết định hủy bỏ việc sáp nhập này.

Báo Nhà báo & Công luận tiếp tục thông tin vụ việc này.

Đắc Nguyên

 

Tin khác

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra
Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

(CLO) Thời gian gần đây, Công ty TNHH Tuấn Ân Hà Nội đã trúng hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng ở hầu hết các Công ty Điện lực trên địa bàn TP. Hà Nội.

Điều tra
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Điều tra