Phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”

Thứ bảy, 23/02/2019 08:47 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với mức đầu tư gần 223 tỉ đồng, đề án nhằm mục tiêu bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu “di sản văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu” góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam…

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch vừa ký ban hành Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

Trang phục của người Sán Dìu. Ảnh: TL

Trang phục của người Sán Dìu. Ảnh: TL

Theo đó, đề án sẽ thực hiện trong thời gian từ năm 2019 - 2030 (chia thành 2 giai đoạn: 2019 - 2025 và 2026 - 2030 ) với những mục tiêu cụ thể: Hoàn thành 100% việc kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, Khôi phục trang phục truyền thống của 3 dân tộc đã mai một;

Đến năm 2022, 100% học sinh trường dân tộc nội trú các tỉnh, thành phố triển khai mặc trang phục truyền thống 2 buổi/tuần và các dịp lễ, tết, hội;

Lập 10 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể về nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật thêu hoa văn, trang trí hoa văn liên quan đến trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ...

Trang phục của người Thái. Ảnh: TL

Trang phục của người Thái. Ảnh: TL

Đồng thời, đề án cũng hướng đến việc vinh danh các nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân về nghề thủ công liên quan đến trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số.

Nhiệm vụ của đề án là nghiên cứu cấp bách, khôi phục trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số đã bị mai một; Xây dựng ngân hàng dữ liệu về trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam (quay phim, chụp ảnh, bài viết) phục vụ cho công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và quảng bá...

Trang phục của người HMông. Ảnh: TL

Trang phục của người HMông. Ảnh: TL

Tổng kinh phí thực hiện đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” là 222,9 tỉ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương là 51,2 tỉ đồng, ngân sách địa phương là 171,7 tỉ đồng (Giai đoạn 2019 - 2025 là 122.800.000.000đ; giai đoạn 2026 - 2030 là 100.100.000.000đ).

Đề án được thực hiện nhằm mục tiêu bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu “di sản văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu” góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

PV

Tin khác

Huyện Gia Viễn (Ninh Bình): Tổ chức lễ dâng hương tại Đền Thánh Nguyễn

Huyện Gia Viễn (Ninh Bình): Tổ chức lễ dâng hương tại Đền Thánh Nguyễn

(CLO) Sáng 16/4/2024, tại khuôn viên khu di tích lịch sử - văn hóa đền Thánh Nguyễn, các lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Viễn tổ chức Lễ dâng hương.

Đời sống văn hóa
Ra mắt 30 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ra mắt 30 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sáng 16/4, tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Quân đội nhân dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tri thức Văn hóa Sách Việt Nam (VIETNAMBOOK) tổ chức ra mắt bộ sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024); đồng thời, đây cũng là một trong những sự kiện chính nhằm hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.

Đời sống văn hóa
Phê duyệt mẫu logo tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phê duyệt mẫu logo tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Tạ Quang Đông vừa ký Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Đời sống văn hóa
Về đất Tổ nghe Xoan làng cổ

Về đất Tổ nghe Xoan làng cổ

(CLO) Trải qua hàng ngàn năm, nghệ thuật hát Xoan (tỉnh Phú Thọ) vẫn trường tồn với thời gian, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Hát Xoan làng cổ trở thành một dấu ấn riêng biệt để du khách thập phương lại có thêm lý do tìm về nơi miền quê đất Tổ.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Gần 1.000 thiết bị bay không người lái sẽ trình diễn 'đại tiệc ánh sáng' tại Lễ hội Hoa Lư 2024

Ninh Bình: Gần 1.000 thiết bị bay không người lái sẽ trình diễn "đại tiệc ánh sáng" tại Lễ hội Hoa Lư 2024

(CLO) Màn trình diễn ánh sáng hiện đại (Drone light) với gần 1 nghìn máy bay tự động trong chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư 2024 tại Ninh Bình hứa hẹn mang đến những cảm xúc lắng đọng và sự mãn nhãn cho người xem.

Đời sống văn hóa