Vụ gây rối tại Đại học Hùng Vương: Cơ sở mới không đảm bảo an toàn

Thứ sáu, 03/04/2015 14:14 PM - 0 Trả lời

Vụ gây rối tại Đại học Hùng Vương: Cơ sở mới không đảm bảo an toàn

(congluan.vn) - Sáng 28/12/2013, tại trường ĐH Hùng Vương đã xảy ra một sự kiện hỗn loạn chưa từng có trong lịch sử hình thành và phát triển của trường 18 năm qua.
 
 
Cuộc tấn công của “biệt đội" giang hồ
 
Khoảng 9h sáng ngày 28/12, một nhóm “người lạ” mặt với nhiều hình xăm trên mình “đổ quân” xuống cổng trường Đại học Hùng Vương trên 3 chiếc taxi biển kiểm soát Bình Dương, ít phút sau, một lực lượng hùng hậu khác khoảng 40 người mặc đồng phục bảo vệ Công ty Hoàng Long cùng chiếc xe buýt 50 chỗ chở theo nhóm người khác ập tới. Ban đầu nhóm người này tự xưng là sinh viên đến “tham quan” trường nhưng sau đó xưng danh là “nhân viên bốc xếp chuyên nghiệp” đến để vận chuyển tài sản của trường theo yêu cầu của bà Tạ Thị Kiều An. Ba nhóm trên hùng hổ tiến vào bao vây cổng trường khiến cán bộ, nhân viên và sinh viên hoảng loạn.
 
 Báo Công luận
Nhóm người vào trường phá rối
Sau khi làm thủ tục đăng ký theo quy định của trường, ông Nguyễn Văn Tâm – người xưng là lãnh đạo Công ty vận chuyển đã vào trường để liên hệ với bà An. Trong khi đó, “lực lượng" lạ mặt tiến hành vây kín cổng trường và yêu cầu bảo vệ mở cửa cho họ vào chuyển tài sản. Do lo sợ sự an toàn của sinh viên và cán bộ giảng viên nên bảo vệ (thuộc biên chế của trường) đã kéo cổng sắt ra vào trường lại, hạn chế người ra vào.
 
 Báo Công luận
 
 
Yêu cầu mở cổng trường để nhóm “người lạ” vào di chuyển tài sản không được đáp ứng, ông Vũ Quốc Khánh – Phó Hiệu trưởng ra lệnh cho ông Phạm Văn Hùng – chỉ huy lực lượng bảo vệ thuộc Công ty bảo vệ Hoàng Long do bà An thuê cầm búa lớn trực tiếp đập phá các ổ khóa cổng. Sau khi đập nát một ổ khóa, đang đập ổ thứ hai thì bảo vệ và một số cán bộ, giảng viên của trường đã can ngăn hành vi phá hoại tài sản của ông Hùng. Tức thì, nhóm người lạ mặt đang tụ tập ngoài cổng trường hung hãn leo rào xâm nhập vào bên trong mặc cho sự hiện diện của Công an và dân phòng phường địa phương. Chưa hết, họ còn chỉ mặt cán bộ, giảng viên, sinh viên, lớn tiếng văng tục, thách thức và hăm dọa sẽ đánh, chém, tạt axít những người dám cản trở những việc làm của họ.
 
Sau khi đã xâm nhập vào bên trong, nhóm người này dùng kềm cộng lực cắt các dây xích ổ khóa và hò hét ra sức xô đẩy để phá cổng. Lúc này nhiều sinh viên “thấy cảnh bất bình” liền chạy đến giúp thầy cô giữ cổng của trường mình. Cán bộ, giảng viên và nhiều sinh viên tuy hoảng sợ nhưng tay vẫn ghì chặt giữ cổng, không để bọn người lạ có cơ hội đột nhập vào bên trong. Một số giảng viên của trường nhận định, nếu lúc đó nhóm côn đồ đẩy sập cổng thì chắc chắn sẽ nguy hiểm tới tính mạng nhiều người bởi cánh cổng sắt rất lớn và nặng hàng tấn. Tuy nhiên, cũng đã có một số cán bộ, giảng viên bị thương như bà Phạm Thị Phương – Phó Trưởng Phòng Tổ chức – Pháp chế bị nhóm người lạ chèn ép bầm tím cánh tay phải, ông Nguyễn Quốc Bính – Trưởng Phòng Công tác HS-SV bị trật khớp cổ tay trái...
 
Vụ việc chỉ được dừng lại khi lực lượng cảnh sát 113 và đích thân đồng chí phó công an quận Tân Bình xuất hiện. Lực lượng cảnh sát 113 vẫn túc trực tại cổng trường đến khoảng 17 giờ cùng ngày, sau khi nhóm người trên rút đi hết, lực lượng cảnh sát 113 mới rút về.
 
Sự việc trên đã gây một cảnh tượng hỗn loạn chưa từng có tại khu vực này, cảnh sát phải phong tỏa tuyến đường khiến nhiều người dân quanh khu vực, người đi đường, cán bộ, giảng viên và sinh viên dấy lên làn sóng phẫn nộ trước cách hành xử kiểu xã hội đen của bà Tạ Thị Kiều An.
Báo Công luận
Ông Nguyễn Quang Bắc (quay lưng)- Đảng ủy viên- Bí thư chi bộ các khoa - trao đổi với công an phường
 
 
Mặt khác, điều khiến mọi người vô cùng phẫn uất và bức xúc là thái độ thờ , vô cảm của những người trong cuộc. Trước cảnh giằng co hỗn loạn diễn ra chỉ cách phòng làm việc của bà An vài mét, tuy nhiên bà vẫn thản nhiên ngồi trong phòng làm việc và không hề có bất cứ hành động gì để xoa dịu tình hình. Ngoài ra, ông Trần Thanh Huy – Bí thư Đoàn Trường thì thản nhiên ngồi uống cà phê.
 
Vì sao cán bộ, giảng viên phản đối việc chuyển cơ sở?
 
Để xảy ra tình trạng náo loạn, hành xử theo kiểu xã hội đen, bất chấp pháp luật của bà An như vậy bởi, trước đó, nhóm "lợi ích" của bà An nhất quyết đòi chuyển cơ sở trường về địa điểm 736 Nguyễn Trãi. Lý do được bà An đưa ra để chuyển cơ sở trường là do hai năm liên tiếp bị đình chỉ tuyển sinh nên kể từ năm 2014, trường chỉ còn khoảng 1.000 sinh viên học trên lớp. Trong khi đó cơ sở Chế Lan Viên dư chỗ để sinh viên học tập. Mặt khác, tiền thuê cơ sở Nguyễn Trọng Tuyển lên đến hơn 400 triệu đồng/tháng, nếu tiếp tục duy trì trường sẽ rất tốn chi phí trong khi tài chính của trường thu không đủ chi.
 
Những lập luận trên thoạt nghe có vẻ rất chí lý, tuy nhiên khi tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi được biết gần 6 tháng qua phía bà An đã thao túng được phòng Tài chính, có những hoạt động thu chi bất minh, sai quy định. Cụ thể, hóa đơn thu học phí không có con dấu theo quy định hay nói cách khác là hoá đơn giả, không gửi tiền thu học phí vào ngân hàng mà giữ tiền mặt để dễ bề chi tiêu, không trả tiền thuê cơ sở 342bis, ký duyệt chi nhiều khoản tiền lớn để giúp hợp thức hóa những sai phạm trong xây dựng cơ sở 736 Nguyễn Trãi... Thậm chí những người theo “phe” bà An được ưu ái lãnh lương đầy đủ mặc dù đi làm “ngày có ngày không”, cá biệt có người còn được ưu ái lĩnh lương và phụ cấp ngoài giờ lên đến hơn 30 triệu/tháng (cao hơn gấp rưỡi lương Hiệu trưởng trường này – PV) như ông Trần Thanh Huy – Bí thư Đoàn trường. Trong khi đó, rất nhiều cán bộ, giảng viên không thực hiện những chỉ đạo trái luật, không đúng thẩm quyền của bà An dù họ làm thêm giờ, tình nguyện ngủ lại để giữ gìn tài sản trường thì bị nhẫn tâm cắt phụ cấp, không xếp loại lao động, giảm lương đến mức bị âm thu nhập, phải bỏ tiền túi để đóng bảo hiểm như trường hợp bà Dương Thị Thanh Trâm – chuyên viên Phòng Hành chính, người đang nuôi con nhỏ dưới 1 năm tuổi.
 
Theo điều 86 Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục Đại học, chỉ duy nhất Hiệu trưởng – người đại diện pháp luật của Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM hoặc người được Hiệu trưởng ủy quyền hợp pháp mới có thẩm quyền nhân danh trường trong quan hệ dân sự nên việc bà An tự ý thanh lý hợp đồng là việc làm trái luật định. Hơn nữa theo tìm hiểu của chúng tôi, ông Tạ Đình Hùng – Phó Giám đốc Công ty REDI – bên cho trường ĐH Hùng Vương thuê tòa nhà 342bis Nguyển Trọng Tuyển cho biết: “Công ty chưa ký văn bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn đối với trường ĐH Hùng Vương vì trường hiện nay không có người đại diện pháp luật”.
 
Theo nhiều cán bộ, giảng viên thì việc không đồng ý di dời về mới vì cơ sở 342bis đã giúp trường tuyển sinh rất hiệu quả trong gần 6 năm qua, hơn nữa khi trường được tuyển sinh trở lại nếu không có cơ sở này sẽ rất khó tuyển sinh vì không đủ điều kiện về cở sở vật chất, đây là vấn đề cốt tử. Nếu trường không có “bộ mặt” khang trang thì khó tuyển sinh và đối ngoại. Mặt khác, ngày 04/6/2013, Trung tâm thông tin và dịch vụ xây dựng (Sở Xây dựng TP) đã có văn bản kết luận về việc kiểm định chất lượng và khả năng chịu lực của kết cấu công trình 736 Nguyễn Trãi. Trong văn bản nêu rõ: “đối với hệ đan sàn móng bè và các dầm móng bè không đảm bảo khả năng chịu lực theo yêu cầu sử dụng của chủ đầu tư”. Đây là lý do quan trọng nhất của việc đa số cán bộ, giảng viên phản đối chuyển về cơ sở này để đảm bảo an toàn tính mạng.
 
Trong một diễn biến mới nhất, sáng nay SV của khoa Tài chính Ngân hàng của trường này đến dự kỳ thi học kỳ, tuy nhiên bà An đã chỉ đạo hai nhân viên phụ trách kỹ thuật là ông Bùi Duy Thiện và ông Bùi Duy Phương khóa tất cả các phòng học và “biến mất”. Lãnh đạo khoa đã cố gắng liên lạc với hai nhân viên này nhưng điện thoại đã bị khóa.
 
  • Nhóm PVPL

Tin khác

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra