Khát vọng Việt Nam 2035:

Vững tin đường tới cường thịnh

Thứ tư, 30/01/2019 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Báo cáo “Việt Nam 2035” là sáng kiến của Chính phủ và Ngân hàng Thế giới được công bố vào năm 2016, trong đó phác họa một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ. Càng ý nghĩa hơn, khi 2035 là năm kỷ niệm 60 năm tái thống nhất đất nước.

Việc khơi dậy và thổi bùng khát vọng Việt Nam là không thể đặng đừng, không thể qua loa, bởi chúng ta có nền tảng, có quyết tâm và cơ hội thực sự!

1. Việt Nam, lúc nhân loại đã bước sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, lại bị xâm lược, đô hộ suốt hơn một thế kỷ. Tái thống nhất năm 1975, bên cạnh những hậu quả chiến tranh, bị bao vây, cấm vận,… cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp tiếp tục kìm hãm sự phát triển đất nước, cho tới bước ngoặt Đổi mới 1986.

Sau hơn 30 năm Đổi mới, Việt Nam từ một nước nghèo đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, có một nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng. Từ tỷ lệ nghèo gần 60% những năm 1990, Việt Nam sau quá trình tăng trưởng kinh tế khá cao, liên tục, ổn định và bao trùm, kéo tỷ lệ này xuống dưới 3%.

Khát vọng Đổi mới đã giúp Việt Nam thay đổi diện mạo, có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế hôm nay. Và báo cáo Việt Nam 2035, tiếp tục là lời khẳng định của một dân tộc không ngại thay đổi, không ngừng khát vọng trở thành một nước công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ.

Báo cáo “Việt Nam 2035” khuyến nghị việc thực hiện 6 chuyển đổi quan trọng: Hiện đại hóa nền kinh tế - nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân; Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, lấy khu vực kinh tế tư nhân làm trung tâm; Nâng cao hiệu quả của quá trình đô thị hóa, tăng cường kết nối giữa các thành phố và vùng phụ cận; Phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu; Đảm bảo công bằng và hòa nhập xã hội cho các nhóm yếu thế cùng sự phát triển của xã hội trung lưu; Xây dựng nhà nước pháp quyền hiện đại với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hội nhập và xã hội dân chủ phát triển ở trình độ cao.

Chương trình cải cách gắn với 6 chuyển đổi trên được thể hiện theo ba trụ cột chính: Thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường; Công bằng và hòa nhập xã hội; Năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước.

TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường kết nối giữa các thành phố và vùng phụ cận - Ảnh minh họa

TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường kết nối giữa các thành phố và vùng phụ cận - Ảnh minh họa

2. Bên cạnh những thành tựu Đổi mới, sự vươn mình của các nền kinh tế Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia,… được xem là động lực thôi thúc Việt Nam thực hiện khát vọng trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao hoặc cao.

Báo cáo Việt Nam 2035 hướng tới các mục tiêu cụ thể: GDP/người đạt 10.000 USD; Đa số người dân sống tại đô thị (trên 50%); Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 90% GDP; Tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân trong GDP chiếm tối thiểu 80%; Chỉ số phát triển con người trên 0,7. Tuy nhiên, khát vọng lớn đi kèm thách thức lớn.

Về mục tiêu GDP/người. Việt Nam thực tế trong hơn 20 năm qua đã tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 7%/năm, cao vào bậc nhất thế giới. Nhờ đó, từ một nước có thu nhập thấp khoảng 98 USD/người năm 1999, đã lên gần 2.200 USD/người năm 2015. Tuy nhiên, để vươn tới con số 10.000 USD/người năm 2035, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam phải “thần tốc”.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang Thái - Hội Kinh tế Việt Nam, đặt trong bối cảnh hiện nay, mức tăng trưởng 9-10% Việt Nam khó có thể đạt được. Nguyên nhân chính do chất lượng tăng trưởng còn kém, năng suất, hiệu quả không cao. “Thành quả đạt được dưới tiềm năng trong điều kiện mô hình tăng trưởng kiểu cũ, sức cạnh tranh được cải thiện chậm, có mặt kém đi. Ngay tăng trưởng kinh tế cũng sụt giảm khá nhiều, dù đã có bước khôi phục nhưng chưa đạt được mức bình quân 7%/năm của nhiều năm trước…”, Tiến sĩ Nguyễn Quang Thái đánh giá.

Tiếp đó, để đưa đóng góp của kinh tế tư nhân trong GDP tối thiểu 80% cũng không dễ dàng, bởi từ 1986 tới nay, tỷ trọng khu vực công luôn dao động ở mức 33%. Bên cạnh đó, đa phần doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có quy mô nhỏ, không thể tăng năng suất nhờ chuyên môn hóa hay tận dụng lợi thế quy mô. Số ít doanh nghiệp tư nhân lớn lại kém các doanh nghiệp nhỏ cả về năng suất tài sản và lao động.

Ở các mục tiêu khác, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, chuyển dịch cơ cấu ngành mạnh (nông nghiệp hiện chỉ chiếm 20% GDP),...

Tóm lại, như đánh giá của Chủ tịch nhóm Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim, Việt Nam có ít nhất 2 thách thức lớn nhất, đó là: Việc cải cách, tập trung vào khu vực tư nhân để đất đai và nguồn vốn được phân bổ phù hợp; Đầu tư vào con người nhiều đến mức nào để có thể cạnh tranh trong thời đại số hóa.

3. Tại Diễn đàn “Cải cách và phát triển Việt Nam” tháng 12/2018, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhận định: Việt Nam đứng trước yêu cầu lịch sử phải đổi mới, cải cách mạnh mẽ!

Ông Dũng gọi “đây là thời điểm vàng”, bởi Việt Nam vào vừa phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Như tờ trình của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Việc tham gia và sớm phê chuẩn CPTPP giúp Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; khẳng định, nâng cao vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng trong khu vực và trên trường quốc tế…

Theo tính toán, tham gia CPTPP, GDP của Việt Nam có khả năng tăng thêm 1,32% tính đến 2035. Việc có quan hệ FTA với thành viên CPTPP cũng giúp chúng ta có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu, nâng cao độc lập tự chủ của nền kinh tế, tiếp tục hoàn thiện thể chế,… Tất nhiên, doanh nghiệp Việt cũng chịu sức ép cạnh tranh lớn vì trình độ công nghệ gần như “đội sổ”, trong khi hàng rào thuế quan, phi thuế quan sẽ không còn là “cứu cánh”.

Sau CPTPP, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ sớm được thông qua. Đối với Việt Nam, EVFTA là bước đi quan trọng nhằm đa dạng hóa đối tác thương mại - đầu tư, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào một khu vực cụ thể.

Theo cam kết, EVFTA sẽ loại bỏ hầu hết các dòng thuế giữa EU và Việt Nam, ước tính GDP của Việt Nam tăng thêm 0,5%/năm; xuất khẩu sang EU tăng 30 - 40% trong 10 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. “ASEAN có hơn 620 triệu người, GDP trên 3.000 tỷ USD, còn EU có khoảng 508 triệu người nhưng GDP đạt mức 18.510 tỷ USD. Tuy nhiên, để được hưởng các cam kết ưu đãi này, sản phẩm của ta phải đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ, an toàn thực phẩm, kiểm dịch; Các doanh nghiệp cần nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh…”, Bộ Công Thương khuyến cáo.

Về đường hướng phát triển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng vừa khẳng định: “Việt Nam sẽ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng mềm, số hóa để chuyển đổi nền kinh tế sang số hóa, đổi mới cơ chế tuyển dụng, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để tận dụng CMCN 4.0 làm động lực tăng trưởng!”.

Theo đó, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung giải quyết 3 “điểm nghẽn” để chuyển hóa thành 3 đột phá phục vụ yêu cầu phát triển, đó là cải cách thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, thông minh. Thủ tướng cũng khẳng định Chính phủ luôn quan tâm và hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân. Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp năm 2020 chủ yếu ở khu vực này, với nòng cốt là tầng lớp thanh niên có khát vọng, sáng tạo, dám làm, chấp nhận vấp ngã và biết đứng dậy.

Có thể thấy, khát vọng Việt Nam 2035 còn rất nhiều cam go, nhưng với những bước tiến quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế, quyết tâm cải cách hừng hực như đang “đứng trước yêu cầu lịch sử”, chúng ta hoàn toàn có thể đặt niềm tin về một tương lai tươi sáng.

Thậm chí, hành trình hiện thực hóa khát vọng Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ hoàn toàn có thể được rút ngắn!

 Kiên Giang

Tin khác

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(CLO) Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường bất động sản sôi sục đón chờ Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục đón chờ Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

(CLO) Ngày 2/4 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 500 chiến binh toàn quốc, mở khóa chiến dịch bùng nổ thị trường của những dòng sản phẩm đắt giá tại đô thị biển đáng sống hàng đầu đảo ngọc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nhà sản xuất “đứng ngồi không yên” sau vụ sập cầu ở Mỹ

Nhiều nhà sản xuất “đứng ngồi không yên” sau vụ sập cầu ở Mỹ

(CLO) Cú đâm của tàu container khổng lồ làm cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore (Mỹ) sập xuống lòng sông, cảng của thành phố này đã phải đóng cửa, khiến hàng triệu tấn than, hàng trăm ô tô và việc vận chuyển gỗ, thạch cao bị mắc kẹt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank được moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank được moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

(CLO) Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HoSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Thị trường - Doanh nghiệp