Xuân chẳng đợi ai!

Thứ ba, 13/02/2018 13:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tôi cầm bút viết báo đã 50 năm có lẻ, từ khi chưa có bút bi ở Việt Nam. Thời ấy chiếc bút bi từ nước ngoài có người mang về được dân ta thán phục, suy danh là “Bút chì nguyên tử”. Đến bây giờ tôi có thằng cháu họ bên ngoại đi học cấp I đã tuyên bố với nhà trường và bố mẹ kiên quyết không dùng bút, chỉ vác chiếc laptop đến trường.

Cũng không thành vấn đề. Anh Hữu Thọ, nhà báo lớn của báo Nhân Dân đã có 6 chữ vàng cho nghề báo: “Mắt sáng – lòng trong – bút sắc”. Chiếc “bút sắc” mà anh nói chính là tay nghề, là “lòng trong – mắt sáng”, vậy thôi!

Khi ra trường, các vị lãnh đạo Công đoàn Việt Nam, trong đó có ông Hoàng Quốc Việt “bắt” tôi ngồi ở Ban Tổ chức để nghiên cứu lịch sử Đảng và Chủ nghĩa Mác – Lênin. Những điều này tôi đã học 4 năm Đại học Tổng hợp, chẳng lạ gì. Một hôm tôi đang tha thẩn ngoài hành lang, ông T.B, một chiến sĩ nhà tù Côn Đảo cùng thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng gọi giật tôi lại: “Mác viết Tuyên ngôn Cộng sản năm nào?”. Tôi đáp luôn: “Thưa bác, năm 1848. Trong Tuyên ngôn này Mác đã…”. Stop! Được rồi, mai xuống báo Lao Động! Thế là thành phóng viên. Tôi còn được Chi uỷ cử làm Bí thư đoàn kiêm chi hội Nhà báo, hàng tuần sang trụ sở Hội nghe thời sự, có hôm uống bia hơi ba hào/vại. 

Hội ngày ấy chưa to như bây giờ, CLB Hội là ngôi nhà lợp tôn, có một bàn cờ chọc 9 lỗ để các hội viên giải trí. Sau này bỏ CLB để xây nhà dự án viện trợ. Tôi thuê cái xe ba gác chở bàn cờ chọc về câu lạc bộ của báo Lao Động. Sau 2 năm mới được cấp thẻ, cái thẻ ngày ấy như quyển sổ tí hon có 2 bìa nylon gập lại, trong có trang dán ảnh, đề tên hội viên. Ngày ấy chiếc thẻ Nhà báo oách lắm, đi đâu, kể cả qua cầu, phà, đưa thẻ ra là ưu tiên số 1. Đến cơ sở nào đưa thẻ là giám đốc triệu tập “bộ tứ” tiếp nhà báo. Dưới nhà bếp nghe tiếng gà bị tóm cổ làm thịt đãi nhà báo. Ngồi nghe báo cáo, tay ghi sổ mà lòng khấp khởi nghĩ đến bữa cơm đãi báo. Có anh là dân bia rượu chuyên nghiệp, vừa làm việc vừa thầm nuốt nước miếng. Ở Toà soạn ăn cơm cặp lồng, để đến trưa nguội ngắt.

Thời ấy báo chưa nhiều. Ở Hà Nội có Nhân dân, Quân đội nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Thống Nhất và hai tờ Tổ quốc (Đảng xã hội) và Độc lập (Đảng Dân chủ), có Đài TNVN và Thông tấn xã Việt Nam của Chính phủ, Tạp chí Học tập của Đảng. Tất nhiên Thủ đô có báo Hà Nội mới nữa… Các cuộc họp báo cũng không nhiều. Vài anh nhạy bén ở đâu sắp họp đã “phôn” cho nhau và ca bài “Đời chúng ta đâu có họp là ta cứ đi…”.

Báo Công luận

Nhà báo Trần Đức Chính 

Làm báo thời bao cấp nghĩ chẳng khó như bây giờ. Có cái báo cáo là chế biến được bài báo, đi địa phương thêm chút tình hình cơ sở. Lại có anh chuyên đi viết phong trào: Xoá mù chữ, Sóng duyên hải, Gió đại phong, Cờ ba nhất, Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt, v.v… Có thể nói báo chí chỉ làm tuyên truyền, động viên, chưa có tính phát hiện hay “tính chiến đấu” như sau này.

Trước đây vài năm, Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Nguyễn Bắc Son trước khi về hưu đã nói câu cuối cùng: Cả nước có hơn 280 báo đài. Tôi nghĩ đến hôm nay đã gấp đôi, phần vì cơ quan chủ quản “mọc” ra nhiều hơn, bản thân các báo, đài còn có nhiều sản phẩm, kể cả báo giấy có truyền hình cũng không có gì lạ. Bùng nổ thông tin là như vậy. Họp báo có đủ thành phần báo Trung ương, địa phương, báo ngành, báo “Tây Tàu Nga Nhật…”. Họp đến đâu “meo” về toà soạn luôn, kể cả ảnh. Thế là ta chẳng kém ai ở thế giới này. Dưới đầu bài có mấy từ “phóng viên từ nước X” là oách lắm rồi. Tôi thường đi công tác “Tuyến lửa”, mang công lệnh ra cửa hàng thương mại của MDQD được mua thêm chút lương khô không tem phiếu, kể cả gói muối vừng… nghĩ đã thấy mình oai. Tóm lại thời bao cấp báo chí có cái dễ, nếu nhà báo nào, tờ báo nào vẫn ung dung làm theo lối mòn thì xin kể một chuyện thật! 

Báo Công luận
 
Cách đây không lâu, ngày 8/11/2017 có một tờ báo địa phương lớn về Hà Nội họp báo với các nhà báo để mời viết bài Tết. Ông TBT khoe báo ông đã có số lượng phát hành lớn, khoảng hơn 7.000  tờ/kỳ. Ông này còn tiết lộ một ông báo TW chỉ được hơn 3.000 tờ/kỳ. Tôi đi dạy học cho các nhà báo gần như cả nước, thường nêu số liệu ở nước Anh có hơn 1.000 đài truyền hình – riêng báo hình đấy nhá! Nói vài dòng thế để thấy có thêm một bạn đọc là quý hoá lắm. Bây giờ ra sạp báo chỉ thấy mấy báo bày bán như Tuổi trẻ TP.HCM, mấy tờ phụ bản của vài báo có nhiều chuyện mùi mẫn, giật gân và… báo cười. Độc giả, trừ các cụ già còn gần như cả nước ngồi đâu, thậm chí vừa đi vừa vuốt vuốt cái điện thoại thông minh. Tôi còn chẳng tin nổi cháu ngoại tôi hơn 2 tuổi mà cũng suốt ngày vuốt vuốt trước máy của mình. Là người làm nghề, ngoài dăm tờ báo biếu, ngày nào tôi cũng đi bộ ra phố mua dăm tờ nữa. Ăn sáng + ăn luôn 10 tờ báo (đọc nhanh). “Ăn” xong thấy tự hào vì nghề mình phát triển và cũng buồn vì thế thái nhân tình nhiều chuyện “bức xúc” quá, tệ nạn xã hội nhiều quá và quan chức của nhân dân giàu sang và làm liều nhiều quá!?

Theo tôi biết các báo trên thế giới đều có người trực điện thoại để thông tin 2 chiều với độc giả. Thậm chí cả những chuyện lặt vặt. Ta có báo nào đủ sức, đủ nhân sự để làm thế chưa nhỉ? Mùa xuân đến ngoài đời, đến cả các tờ báo cũng sặc sỡ sắc hoa, sắc xuân. Nói thêm một điều là chắc chắn bạn đọc, bạn nghe nhìn không để ý để ra được số báo Xuân, các nhà báo cũng phờ phạc, sụt cân đấy. Nghề nào cũng vất vả như nhau và mùa xuân cứ đến hẹn lại lên, chẳng đợi ai đâu…❏

Nhà báo Trần Đức Chính (Nguyên TBT Báo NB&CL)

 

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn