Xuất khẩu sản phẩm nuôi biển hướng tới mục tiêu 1,5 tỷ USD

Thứ ba, 14/05/2019 13:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Góp phần triển khai hiệu quả “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, chiến lược biển Việt Nam đề ra mục tiêu đến năm 2020, sản lượng nuôi biển đạt 750.000 tấn, giá trị xuất khẩu sản phẩm nuôi biển đạt khoảng 1,5 tỷ USD.

Xây dựng ngành nuôi biển công nghiệp hiện đại, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. (Ảnh TL)

Xây dựng ngành nuôi biển công nghiệp hiện đại, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. (Ảnh TL)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện đang xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược phát triển nuôi biển đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Chiến lược đã định hướng phát triển đột phá về nuôi biển, xây dựng ngành nuôi biển công nghiệp hiện đại, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết quả điều tra nguồn lợi hải sản biển Việt Nam đã đánh giá được hiện trạng nguồn lợi hải sản, xác định được 1.207 loài hải sản (945 loài cá; 135 loài giáp xác; 48 loài động vật chân đầu; 50 loài thuộc nhóm khác) phân bố ở các vùng biển.

Trữ lượng trung bình của các nhóm nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam (bao gồm các nhóm chủ yếu: Cá nổi nhỏ, cá nổi lớn và hải sản tầng đáy) ước tính khoảng 4,36 triệu tấn, dao động từ 4,1 đến 4,6 triệu tấn (chưa bao gồm vùng biển sâu, gò nổi...).

Theo Vụ trưởng Vụ Bảo tồn, Tổng cục Thủy sản Trần Lê Nguyên Hùng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược phát triển nuôi biển đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

Mục tiêu đến năm 2020, diện tích nuôi biển đạt 270.000 ha, trong đó diện tích nuôi vùng biển xa bờ 6.000 ha; diện tích nuôi ven bờ, ven đảo 14.000 ha; diện tích nuôi bãi triều và trong đất liền là 250.000 ha; thể tích lồng nuôi đạt 8.000.000 m3.

Sản lượng nuôi biển đến năm 2020 đạt 750.000 tấn; trong đó nhóm cá biển 200.000 tấn, nhóm nhuyễn thể 400.000 tấn, nhóm rong biển 150.000 tấn, nhóm giáp xác 60.000 tấn.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm nuôi biển (không bao gồm tôm nước lợ) đạt khoảng 1,5 tỷ USD.

Nuôi trồng thủy sản đã có bước phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 2010 - 2017, nếu như sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2010 đạt 2,7 triệu tấn, đến năm 2017 đã đạt 3,85 triệu tấn.

Trong các đối tượng nuôi chủ lực, có sự phát triển mạnh nuôi tôm nước lợ, nhất là tôm thẻ chân trắng.

Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đã tăng từ 17.000 ha năm 2010 lên 100.000 ha năm 2017, đưa diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2017 đạt 721.000 ha, sản lượng đạt 683.000 tấn, phù hợp với xu hướng tiêu thụ của thị trường nhập khẩu.

Nuôi các đối tượng nhuyễn thể, cá biển, tôm hùm, cua/ghẹ, tôm càng xanh tiếp tục ổn định (năm 2017 sản lượng nhuyễn thể đạt hơn 270.000 tấn, cá biển 30.000 tấn, tôm hùm 1.530 tấn, cua ghẹ 58.000 tấn…).

Về cơ bản, đối tượng nuôi và phương thức nuôi phát triển theo hướng đa dạng hóa, phù hợp với từng vùng kinh tế, bền vững về môi trường sinh thái, có năng suất và hiệu quả cao.

Cả nước hiện nay có hơn 2.422 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ (trong đó 1.861 cơ sở sản xuất giống tôm sú và khoảng 561 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, sản xuất hơn 100 tỷ giống tôm/năm.

Sản xuất giống các đối tượng nuôi biển bước đầu đã đạt được một số thành công (cá giò, cá song, cá chim vây vàng, cua biển, một số loài nhuyễn thể... làm tiền đề cho sự phát triển nuôi biển.

Thời gian qua, nước ta đã phát triển các vùng nuôi tôm, cá công nghiệp, tập trung sử dụng công nghệ cao, công nghệ nuôi tiết kiệm nước, giảm thiểu tối đa các tiêu cực từ việc xả thải, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh; đẩy mạnh ứng dụng nuôi có chứng nhận như VietGAP và tiêu chuẩn quốc tế tương tự, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm từ ao nuôi đến bàn ăn, truy nguyên nguồn gốc trong nuôi trồng thủy sản.

Phát triển nuôi biển đã có sự chuyển biến, ngoài các đối tượng ngao/nghêu, cua ghẹ tôm hùm đã nuôi nhiều năm, cá biển, rong, tảo biển đã có sự phát triển, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển nuôi biển, đồng thời góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, tạo cơ hội thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản trên biển, hải đảo ngày càng phát triển.

Đức Minh

Tin khác

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vàng miếng bị ế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu liên tục

Vàng miếng bị ế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu liên tục

(CLO) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông báo sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC vào ngày mai (25/4).

Thị trường - Doanh nghiệp