Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ bứt phá sau khi thị trường Trung Quốc giảm thuế?

Thứ năm, 05/07/2018 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Xuất khẩu thủy sản vào các thị trường truyền thống như EU, Mỹ đang gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến hàng rào thuế quan và kiểm dịch an toàn thực phẩm. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc đã có động thái giảm thuế từ 1/7/2018, liệu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có tận dụng được lợi thế này.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,94 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ. 

Tuy nhiên, cuối tuần vừa qua tại hội nghị sơ kết đánh giá 6 tháng đầu năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Nguyễn Ngọc Oai, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, EU đã có thông báo chính thức về việc tiếp tục kéo dài cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản xuất khẩu từ Việt Nam sang EU. 

Việt Nam bị EU cảnh báo thẻ vàng với hải sản xuất khẩu từ tháng 10/2017, từ đó đến nay tuy chưa đánh giá về thiệt hại nhưng xuất khẩu hải sản từ Việt Nam sang EU đã gặp nhiều ảnh hưởng, do 100% các lô hàng xuất khẩu phải chuyển về kho do phía EU chỉ định để đánh giá trước khi ra thị trường, chi phí do đó đã tăng cao. 

Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cho hay, việc Việt Nam bị EU phạt 'thẻ vàng" khiến họ bị tổn thất, ảnh hưởng nặng nề. Trong khi đó, từ ngày 1/7/2018 sẽ chính thức giảm thuế nhập khẩu từ 2-10% cho 221 sản phẩm thủy sản từ các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 

Nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy sản của Trung Quốc ngày một cao, đặc biệt là mặt hàng cá tra, cá ngừ, tôm đông lạnh, dầu cá, mặt hàng cá khô, cá đóng hộp tẩm gia vị... 

Đặc biệt, thuế nhập khẩu philê cá tra đông lạnh sẽ giảm từ 10% xuống còn 7%; thuế suất cá tra tươi hoặc ướp lạnh sẽ giảm từ 12% xuống 7% sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Trong thời gian tới, nhiều dự báo xuất khẩu tôm, cá tra sang Trung Quốc sẽ tăng do chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu của nước này. 

Báo Công luận
 Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD năm 2018 của doanh nghiệp ngành thủy sản là không dễ dàng ngay cả khi xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,28 tỷ USD. Ảnh minh họa.

Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản hai nước đã đề nghị Hải quan cửa khẩu Hà Khẩu cải tiến cách thức thông quan hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam nhập khẩu chính ngạch qua cửa khẩu này được thuận lợi. 

Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc, với 1,4 tỷ người tiêu dùng, dự báo tiếp tục tăng, trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc thực thi chiến lược cải cách kinh tế với mục tiêu cắt giảm sản lượng công nghiệp, làm sạch môi trường, giảm tình trạng đầu cơ, kiềm chế tăng trưởng tín dụng.

 Không còn là thị trường hàng chất lượng thấp, Trung Quốc là một thị trường đang phát triển, rất nhạy cảm với các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD năm 2018 của doanh nghiệp ngành thủy sản là không dễ dàng ngay cả khi xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,28 tỷ USD, tăng trên 48%, giúp Trung Quốc vượt Mỹ trong Top thị trường nhập khẩu cá tra và tôm của Việt Nam. 

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đang có nhiều bất cập vì quy định doanh nghiệp xuất khẩu phải nằm trong danh mục những nhà sản xuất thủy sản được phía Trung Quốc công nhận. 

Thêm nữa, khả năng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhờ yếu tố giá không còn nhiều do giá xuất khẩu thủy sản đã tăng khá tốt trong năm qua. Trong khi đó, chi phí của doanh nghiệp cho lãi suất, vận tải… vẫn ở mức cao, làm giảm tính cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu vào nước này. 

Để nâng cao giá trị và phát triển bền vững các sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra, trong thời gian tới cần quan tâm hơn nữa đến xây dựng thương hiệu cho 2 sản phẩm này (hiện Tổng cục Thủy sản đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao chủ trì xây dựng thương hiệu tôm và cá tra theo đề án "Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành thủy sản trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế"). 

Để đảm bảo mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD năm 2018, Chính phủ cần xem xét và chỉ đạo thực hiện quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu đi Trung Quốc bằng đường bộ thông qua việc cấp, kiểm tra bắt buộc Chứng thư chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi xuất khẩu. 

Bên cạnh đó, cần có chương trình kiểm tra điều kiện sản xuất của các cơ sở gia công, sơ chế thủy sản xuất khẩu cho thị trường Trung Quốc hiện nay để bảo đảm chất lượng thủy sản xuất khẩu. 

Tăng xuất khẩu thủy sản vào Trung quốc vẫn là bài toán khó do doanh nghiệp ngành thủy sản. Cho nên, hơn lúc nào hết, doanh nghiệp ngành này cần được định hướng, giúp đỡ để tránh những hậu quả như phụ thuộc thị trường, bảo hộ mậu dịch, cạnh tranh không lành mạnh… tại thị trường Trung Quốc. 

 

 Bảo Anh

Tin khác

NHNN đề nghị loạt Bộ, ngành cùng phối hợp để quản lý vàng

NHNN đề nghị loạt Bộ, ngành cùng phối hợp để quản lý vàng

(CLO) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản gửi các Bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga xuất khẩu đồng sang Trung Quốc bằng cách dán nhãn “phế liệu”

Nga xuất khẩu đồng sang Trung Quốc bằng cách dán nhãn “phế liệu”

(CLO) Trong những tháng gần đây, Nga đã xuất khẩu thanh đồng mới sản xuất sang Trung Quốc dưới dạng đồng phế liệu - một con đường thương mại mới nhằm giúp Moscow trốn tránh các lệnh trừng phạt phương Tây và thuế xuất nhập khẩu ở cả hai nước, theo Reuters.

Thị trường - Doanh nghiệp
PNJ và Chủ tịch HĐQT Cao Thị Ngọc Dung vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai

PNJ và Chủ tịch HĐQT Cao Thị Ngọc Dung vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai

(CLO) Ngày 16/4, tại TP.HCM, công ty PNJ tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước ký quyết định. Đây là sự kiện quan trọng và ý nghĩa, ghi dấu hành trình 36 năm thành lập và kỉ niệm 20 năm cổ phần hoá PNJ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cam kết với khách hàng bằng chất lượng sản phẩm

Cam kết với khách hàng bằng chất lượng sản phẩm

(CLO) Đó chính là phương châm hoạt động, là mục tiêu hàng đầu của Công ty Cổ phần Cát Lợi (thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam). Đây là đơn vị chuyên kinh doanh, sản xuất cây đầu lọc, bao bì thuốc lá (nhãn và tút) và là doanh nghiệp uy tín cung cấp nguyên phụ liệu thuốc lá cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu trên cả nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
PNJ đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 12% năm 2024, dự kiến chia cổ tức 20%

PNJ đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 12% năm 2024, dự kiến chia cổ tức 20%

(CLO) Sáng ngày 16/4, Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ) vừa tổ chức Đại Hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024 để thảo luận, đánh giá toàn diện và quyết định nhiều nội dung quan trọng như Báo cáo kết quả kinh doanh 2023; Kế hoạch kinh doanh 2024; Phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ năm 2023; Định hướng và mục tiêu năm 2024 cùng nhiều quyết sách quan trọng khác.

Thị trường - Doanh nghiệp