18 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn:

“Yêu em yêu thêm tình phụ...”

Thứ năm, 28/03/2019 08:32 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đã 18 năm kể từ khi nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn rời cõi tạm để về nơi trăm năm. Chưa khi nào, những bài hát của ông thôi làm chỗ nương tựa cho những tâm hồn mong manh và từ đó cất lên những tiếng ca của tình yêu con người, yêu cuộc sống và hy vọng vào hạnh phúc.

Đã 18 năm kể từ khi nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn rời cõi tạm để về nơi trăm năm. Chưa khi nào, chưa một giây phút nào, những bài hát, giai điệu, ca từ của ông thôi làm chỗ nương tựa cho những tâm hồn mong manh và từ đó cất lên những tiếng ca của tình yêu con người, yêu cuộc sống và hy vọng vào hạnh phúc.

Trịnh Công Sơn quê ở làng Minh Hương, xã Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lớn lên tại Huế, lúc nhỏ ông theo học các trường Lycée Français và Providence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây.

Có lần, sau một cơn đau bệnh, ông thổ lộ: “Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy”.

Và từ đó, đời có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Sinh thời, Trịnh Công Sơn từng chia sẻ: “Mỗi bài hát đều bắt nguồn từ một duyên cớ nào đó. Có khi từ một câu chuyện không đâu”. Trong hồi ký của mình, ông viết: “Một nỗi buồn hay một điều gì đó gần với sự rời xa ly biệt đang cựa mình thức dậy trong tôi”.

Thực ra, trước khi trở thành một nhạc sĩ thì ông là một thi sĩ. Sau khi “Ướt mi” lần đâu tiên ra mắt công chúng qua giọng ca Thanh Thúy năm 1958, được bạn bè khuyến khích, ông đã phổ nhạc một số bài thơ của mình, trong đó có bài “Nhìn những mùa thu đi”. Vài năm sau, ông sáng tác thêm một số bản tình ca mà đến nay người ta vẫn nghe và yêu thích như: “Diễm xưa”, “Tình nhớ”, “Hạ trắng”...

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - người nhạc sĩ tài ba và đặc biệt.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - người nhạc sĩ tài ba và đặc biệt.

Vốn là một người thơ, nên trong các sáng tác của Trịnh Công Sơn, người ta để ý thấy, thường nếu tách hẳn phần nhạc ra khỏi ca từ, thì những lời lẽ ấy có thể đứng độc lập như một bài thơ. Cũng bởi là thơ, nên ca từ của Trịnh Công Sơn giàu nhạc tính, thế nên dù phần nhạc của ông khá ảm đạm và có phần đơn điệu nhưng người ta vẫn thích nghe, thích ngân nga và nhớ rất lâu. Nhạc sĩ Văn Cao – cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam nói về Trịnh Công Sơn như sau: “Trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương tây, Trịnh Công Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhà thơ tự nó trào ra”. Còn Phạm Duy thì viết: “Về phần nhạc, toàn thể ca khúc Trịnh Công Sơn không cầu kỳ rắc rối vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, phù hợp với tiếng thở dài của thời đại”.

Nhạc Trịnh Công Sơn có hai mảng quan trọng là nói về tình yêu và thân phận con người: “Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn, tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu, để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời”.

Và chính vì hiểu rõ cái hữu hạn của thân phận con người, mà trong nhạc của Trịnh luôn đầy khát khao và yêu thương trong thực tại hiện sinh: “Mệt quá đôi chân này/ Ngồi xuống chiếc ghế nghỉ ngơi/ Mệt quá thân ta này/Nằm xuống với đất muôn đời/Tự mình biết riêng mình/Và ta biết riêng ta”...

Hiểu được lẽ đời, hiểu được những vận hành của vũ trụ, nên trong lòng luôn ung dung, an nhiên tự tại: “Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá. Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa...”.

Nhận ra cái hữu hạn của thể xác cát bụi đã khiến Trịnh Công Sơn sống tha thứ, nhân ái, sống đầy yêu và hy vọng: “Càng sống nhiều, người ta càng thấy cái chết dễ dàng đến với bất cứ ai. Chết quá dễ mà sống thì quá khó. Hôm qua gặp nhau đấy, ngày mai lại gặp nhau. Sống thì có hẹn hò hôm nay, ngày mai. Chết thì chẳng bao giờ có cuộc hẹn hò nào trước”. Thế nên, sống là tha thứ. Yêu là tha thứ. Tha thứ đến tận cùng của phản bội trong tình yêu: “Yêu em yêu thêm tình phụ/ Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”.

Có lẽ chính vì tư tưởng về thân phận con người ấy, mà Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ đặc biệt. Ông được yêu thương bởi cả những người ra đi và những người ở lại trong hành trình số phận.

Trịnh Công Sơn đã sống một cuộc đời trọn vẹn với tình yêu và với chính mình. Ông mất ngày 1/4 – cái ngày mà nhiều người coi như một chuyện đùa. Mười tám năm trôi qua nhanh như một hơi thở nhẹ. Và những bản tình ca của Trịnh Công Sơn hằng ngày vẫn vang lên đây đó. Bởi người ta luôn tìm thấy mình trong âm nhạc của ông.

Tử Hưng

Tin khác

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

(CLO) GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai cả của danh họa Tô Ngọc Vân - qua đời sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi.

Đời sống văn hóa
Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đời sống văn hóa