Cử tri muốn chất vấn gì Bộ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông?

Thứ sáu, 03/04/2015 23:08 PM - 0 Trả lời

Cử tri muốn chất vấn gì Bộ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông?



(Bộ trưởng đối thoại trực tiếp trên kênh truyền hình VTC2 sáng ngày 16/8. Ảnh VNN).

Thủ tướng Chính phủ đã phân công Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp cùng Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, Công Thương và Thống đốc NHNN trả lời chất vấn tại Quốc hội từ 17-19/11/2009.

Thủ tướng Chính phủ cũng dành một buổi để đối thoại, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng TT&TT trả lời chất vấn trực tiếp tại Quốc hội kể từ khi Bộ TT&TT được quyết định thành lập năm 2007. Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nói đây là một cơ hội để thông tin cho ĐBQH và nhân dân cả nước hiểu hơn về ngành, đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn, thách thức ngành đang phải đối mặt để có tiếng nói đồng thuận trong phát triển. Đồng thời, qua chất vấn, Bộ nắm bắt nguyện vọng, tâm tư của đồng bào cả nước đối với ngành và việc chuẩn bị trả lời chất vấn cũng là dịp Bộ rà soát, nắm bắt tình hình công việc tốt hơn.

Trước thềm cuộc trả lời chất vấn của Bộ trưởng Lê Doãn Hợp tại Quốc hội tuần tới, Báo BĐVN ghi nhận ý kiến của một số ĐBQH và cử tri. Phần lớn ĐBQH mà nhóm phóng viên Báo BĐVN tại Quốc hội tiếp xúc ngày 12/11/2009 đều cho biết hoặc không có ý định chất vấn Bộ trưởng hoặc sẽ chất vấn tùy vào không khí buổi chất vấn với lý do “đây là lĩnh vực chuyên sâu” hoặc “ít bức xúc so với lĩnh vực khác”.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng phản ánh mối quan tâm chung của ĐBQH và thậm chí đưa ra những gợi mở giúp Bộ trưởng TT&TT xử lý những vấn đề khó khăn trong quản lý hiện nay.

Bao giờ có quy hoạch dùng chung hạ tầng viễn thông?

Ông Phan Thảo Nguyên, PGĐ Trung tâm thông tin  và quan hệ công chúng VNPT: Dưới góc độ doanh nghiệp viễn thông, tôi muốn hỏi là Bộ TT&TT, Chính phủ sẽ có chỉ đạo, phối hợp như thế nào để quy hoạch lại toàn bộ hạ tầng viễn thông, cụ thể là việc sử dụng chung hạ tầng cho tất cả doanh nghiệp, vừa đảm bảo mỹ quan vừa không lãng phí tài nguyên quốc gia.

 
Ông Phan Thảo Nguyên.
Toàn bộ hệ thống cáp viễn thông hiện nay rất lộn xộn, gây mất mỹ quan đô thị. Trạm thu phát sóng (BTS) cũng vậy, mọc tràn lan. Thực tế, cả hạ tầng mạng cáp và hạ tầng BTS nếu có quy hoạch và chỉ đạo giữa các ngành sẽ không khó khăn trong việc dùng chung. Cái khó khăn nhất hiện nay là làm sao phối hợp đồng bộ để triển khai việc đó. Ví dụ, việc xây dựng trạm BTS nếu có quy hoạch, một doanh nghiệp viễn thông đứng ra xây trạm BTS có cột ăng ten cao, sau đó cho doanh nghiệp khác thuê lại chỗ. Như vậy, về kỹ thuật thì rất đơn giản nhưng rất khó thực hiện trong thực tế nếu không có chính sách điều phối vĩ mô.

Tương lai báo giấy sẽ đi về đâu?

 
 Ông Huỳnh Dũng Nhân.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân (TP.HCM): Tôi có hai điều thắc mắc chính muốn gửi đến Bộ trưởng TT&TT. Thứ nhất là trước đây, người dân gửi tin, bài đến cơ quan báo chí qua đường bưu điện không phải dán tem nhưng hiện nay tại sao lại phải dán tem? Một con tem không đáng giá bao nhiêu nhưng nó thực sự là nguồn động lực khuyến khích người dân, nhất là những người dân nghèo tham gia vào các diễn đàn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều thứ hai là xu hướng báo in Việt Nam sẽ đi về đâu trước sự bùng nổ của báo điện tử và các website tin tức khác nhưng không phải là báo điện tử. Bộ có định hướng gì đối với phát triển báo in trong bối cảnh cạnh tranh với báo điện tử?

Tôi nhận thấy gần đây xuất hiện nhiều website hoạt động như báo điện tử nhưng đăng tải những nội dung rất vô trách nhiệm, làm lệch lạc nhận thức, lối sống trong giới trẻ, làm rối loạn thông tin thị trường. Mong rằng Bộ TT&TT sớm chấn chỉnh việc này.

Tương lai quản lý Internet như thế nào?

Bà Lê Thị Mộng Phượng, nhà xã hội học (Hà Nội): Hiện nay, Internet là vấn đề nóng bỏng nhất. Trên Internet có đủ thứ, như một thế giới hoang dã không có tính định hướng. Con trai tôi 15 tuổi và tôi luôn phải ngồi canh cháu học gì, đọc gì trên Internet. Nhưng như vậy đã đủ yên tâm chưa? Tôi xin khẳng định là chưa vì cháu còn phải đi học, giao lưu, tiếp xúc ngoài xã hội. Tôi nghĩ chưa bao giờ môi trường xã hội đầy rẫy ô nhiễm như hiện nay, mà phần lớn xuất phát từ Internet. Người ta sử dụng Internet để làm mại dâm, lừa đảo…

Ở nhiều nước đã có các biện pháp bảo vệ giới trẻ, đặc biệt trẻ vị thành niên trước nội dung Internet độc hại. Họ thậm chí còn đánh giá website để cho phép lứa tuổi nào được truy cập. Vì vậy, tôi rất muốn hỏi Bộ trưởng TT&TT về tương lai quản lý Internet như thế nào? Bộ trưởng suy nghĩ gì về game online, chúng ta được gì? mất gì?

Truyền hình cũng cần phải trả phí tần số

Ông Đinh Phong (Ủy viên UBMTTQ TP.HCM): Điều tôi muốn hỏi là Bộ TT&TT sẽ quy hoạch phát thanh, truyền hình như thế nào? Truyền hình, phát thanh là những loại hình báo chí nhưng sử dụng đến tài nguyên quốc gia là tần số. Không có nước nào như nước mình, tỉnh nào cũng có đài truyền hình, thậm chí cả huyện cũng có đồng nghĩa với việc tiêu tốn tài nguyên quốc gia.

 
 Ông Đinh Phong
Tôi đề nghị đã đến lúc đấu giá tần số cho phát thanh, truyền hình và có quy hoạch chứ không cấp tràn lan nữa. Nếu lấy lý do phát thanh, truyền hình của nhà nước để tránh việc đấu giá thì Bộ cũng phải xem xét lại nội dung truyền hình có phục vụ cho các mục tiêu của nhà nước, nhu cầu của người dân hay không? Như tôi hiện nay thường xuyên theo dõi phát thanh và truyền hình, thấy quá nhiều thông tin mang tính quảng cáo, PR bắt người xem truyền hình phải chịu đựng.

Quản lý đại lý Internet phải thay đổi

Ông Nguyễn Văn Dũng, giảng viên (ĐH Bách khoa Hà Nội): Việc quản lý kinh doanh Internet công cộng còn rất nhiều bất cập mà theo tôi cần phải chỉnh sửa. Tại khu dân phố của tôi, hầu hết các quán Internet đều không ghi lại nhân thân của người sử dụng dịch vụ, chẳng có ai lập sổ thông tin khách hàng cả. Nếu cơ sở nào làm đúng như quy định, việc vắng khách là đương nhiên. Nếu quy định trẻ dưới 14 tuổi đến dịch vụ Internet công cộng phải có người lớn đi kèm, các phụ huynh không có đủ thì giờ để đi theo con em họ. Mà nếu có đi theo con, thì làm sao các phòng Internet lại có chỗ để đi kèm theo một người? Còn việc quy định các quán kinh doanh Internet công cộng phải cách xa trường học 200m trở lên càng không thực tế. Khi các em cố tình vào các quán Internet thì khoảng cách 200m có là gì?

Chế độ cho nhân viên bưu chính muốn nghỉ hưu sớm

Phương Linh, nhân viên (Phường 5, Thị xã Đông Hà, Quảng Trị): Theo lộ trình đến 2013, Nhà nước sẽ không còn bù lỗ cho bưu chính nữa, Bưu chính phải tự cân đối thu chi, trong khi đó tại các tỉnh miền Trung điều kiện kinh tế xã hội phát triển chậm, tỉ lệ dịch vụ bưu chính công ích cao hơn tỉ lệ dịch vụ kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng tự cân bằng thu chi của các đơn vị bưu chính. Vậy Bộ có đề xuất cơ chế, chính sách nào hỗ trợ cho doanh nghiệp bưu chính, đặc biệt là các tỉnh nghèo của miền Trung?

Hiện nay, một số CBCNV, đặc biệt là khối bưu chính có nguyện vọng muốn về hưu sớm. Vậy Bộ có chủ trương, chính sách nào để giải quyết chế độ cho đối tượng này theo tinh thần của Nghị định về việc sắp xếp lại lao động khi đổi mới doanh nghiệp?

Phân định ranh giới giữa viễn thông và điện lực

Phạm Hữu Sơn, hưu trí, (25 Phạm Hùng TP. Rạch Giá, Kiên Giang): Tôi nhận thấy Việt Nam đã mở cửa nhiều cho ngành kinh doanh viễn thông, mang lại cho người dân nhiều lựa chọn, đơn vị nào tốt, giá rẻ, chất lượng cao tôi dùng, không còn độc quyền như trước. Nhưng bên cạnh cái được, mặt trái đó là gì? Các ngành cạnh tranh đua nhau giảm giá để lấy thị phần cho nên nhiều khách hàng dùng sim khuyến mãi hết bỏ, số thuê bao thực kém nhiều so với thuê bao ảo, mặc dù các mạng đã áp dụng nhiều biện pháp như sau một tháng không sử dụng sẽ bị khoá. Nhiều đối tượng lợi dụng dùng nhiều sim ăn cắp cước viễn thông, chống phá nhà nước, thậm chí bôi xấu danh dự của nhiều đồng chí lãnh đạo và quần chúng tốt.

Tôi chỉ kiến nghị Bộ TT&TT quy định về giá cước cố định cho một loại hình dịch vụ để các doanh nghiệp cạnh tranh bằng chất lượng, quản lý chặt số lượng thuê bao tránh lãng phí tài nguyên quốc gia. Phân định ranh giới giữa viễn thông và điện lực đừng để bên điện lực lấy cớ hành lang an toàn để dỡ hạ tầng của viễn thông như tình trạng Điện lực Lâm Đồng nhổ cột của viễn thông mà báo BĐVN đã nêu vừa qua.

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn