Đối thoại trực tuyến: Chiến lược phát triển Quốc gia về CNTT

Thứ sáu, 03/04/2015 23:01 PM - 0 Trả lời

Đối thoại trực tuyến: Chiến lược phát triển Quốc gia về CNTT

Congluan.vn
Cuộc đối thoại này diễn ra trong bối cảnh Dự thảo đề án “Tăng tốc sớm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về Viễn thông và công nghiệp CNTT” được lãnh đạo Bộ TT&TT thông qua vào ngày 3/8/2009 vừa qua và đang trong quá trình chờ Chính phủ phê duyệt.

Sự kiện này thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận không chỉ trong giới viễn thông và CNTT, bởi tính ảnh hưởng sâu rộng của nó tới đời sống xã hội và tương lai phát triển của đất nước trên nhiều lĩnh vực.

Theo đề án này, bốn trụ cột chính trong một nền CNTT-TT mạnh được Bộ TT&TT xác định bao gồm: Hạ tầng CNTT-TT, Ứng dụng CNTT, Công nghiệp CNTT và Nhân lực CNTT-TT. Để phát triển mạnh mẽ, 4 trụ cột này sẽ phải tăng tốc, chiếm những vị trí ưu thế nhất định trên bản đồ CNTT-TT thế giới.

Theo đó, đến giai đoạn 2015 - 2020, Việt Nam sẽ phải là một trong 70 nước phát triển CNTT-TT hàng đầu thế giới. Mọi gia đình, công dân Việt Nam đều sẽ sử dụng thiết bị thông tin và kết nối băng thông rộng để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, sử dụng các dịch vụ công của chính phủ điện tử sâu rộng tới các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Trong năm qua, ngành Công nghiệp CNTT-TT có mức tăng trưởng vượt bậc, bình quân đạt 25%/năm. Công nghiệp phần cứng máy tính đạt khoảng 700 triệu USD (tăng 16%); Công nghiệp phần mềm đạt khoảng 670 triệu USD (tăng 35%); Công nghiệp nội dung số đạt khoảng 270 triệu USD (tăng 50%).
Cũng theo quy hoạch của Chính phủ, đến năm 2020, CNTT-TT sẽ làm nòng cốt để Việt Nam chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, trở thành nước có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin.

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp đặt mục tiêu: “Trong thời gian tới thông tin và truyền thông sẽ tiếp tục phát triển mạnh. Cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển với công nghệ hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với dung lượng lớn, chất lượng cao, cung cấp đa dịch vụ và hoạt động có hiệu quả.

Dự báo đến hết năm 2010, mật độ điện thoại trung bình (gồm cả cố định và di động) sẽ đạt trên 90%; Tỷ lệ người sử dụng Internet đạt trên 30%. Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm vào khoảng 20%/năm. Đến năm 2010, hoàn thành cơ bản việc phổ cập các phương tiện thu thanh, truyền hình đến mỗi gia đình.”

Tuy nhiên, để thực hiện được các mục tiêu nói trên quả là không đơn giản, nhất là trong bối cảnh các điều kiện kinh tế hạn chế, hệ thống văn bản pháp lý chưa thực sự đồng bộ. Trong đó, phải kể tới những bất cập trong quy hoạch đô thị đối với các công trình viễn thông, dùng chung với các công trình công cộng, điện lực, giao thông, cấp thoát nước…

Không chỉ vậy, việc ngầm hóa mạng cáp tại các khu đô thị còn gặp phải những vấn đề như chưa có công trình ngầm hoặc chưa có cơ chế sử dụng rõ ràng. Thủ tục cấp  phép xây lắp trạm thu phát sóng dùng trong mạng di động không dây (BTS) còn phức tạp, không thống nhất giữa các địa phương, nguồn nhân lực đào tạo ra chưa đủ, việc phổ cập công nghệ thông tin ở các khu vực vùng sâu vùng xa còn nhiều bất cập…

Vậy làm thế nào để trở thành cường quốc về CNTT như mục tiêu đã đề ra?

Bộ TT&TT sẽ đưa ra những quyết sách, kiến nghị tháo gỡ bất cập gì trong thực tế hiện nay để biến đề án “Tăng tốc sớm đưa VN trở thành quốc gia mạnh về Viễn thông và công nghiệp CNTT” thành hiện thực?

Tất cả những vấn đề này sẽ được đích thân tư lệnh ngành TT&TT giải đáp trực tiếp tại buổi đối thoại vào 10h sáng Chủ nhật tới (16/8).

Theo VTCNews

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn