Nhà ở cho công nhân: Xin đừng ngại khó, đừng thoái thác!

Thứ năm, 21/12/2017 06:29 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hình ảnh người công nhân Việt Nam đã được lịch sử ghi tạc oai hùng sừng sững. Thế nhưng, trái ngược với quá khứ, người công nhân hôm nay lại gắn với những thiếu thốn, với tăng ca, với bữa cơm chiều đạm bạc giữa dãy nhà trọ xiêu vẹo… Đảng và Nhà nước luôn trăn trở, tìm mọi cách để nâng lương, cho công nhân có nhà ở…, với rất nhiều chủ trương, chính sách quyết liệt và thiết thực.

Theo thống kê của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐLĐVN), hiện cả nước có 2,8 triệu công nhân tại các KCN, KCX, trong đó có 1,7 triệu người có nhu cầu về nhà ở. Song hiện mới giải quyết được 8-10% trong số này; 1,5 triệu người còn lại hiện đang phải đi thuê nhà, là các khu nhà trọ ẩm thấp, chật chội, không đảm bảo điều kiện sống tối thiểu.

Ngày 26/1/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 03/CT-TTg về phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở công nhân, giúp người lao động thoát khổ, thắp lại giấc mơ an cư.

1. Năm 2015, Bình Dương vụt sáng thành một trong những địa phương đi đầu trong việc tìm lời giải cho bài toán thu hút nguồn lực cho việc xây dựng, phát triển nhà ở cho người lao động.

Mô hình nhà ở xã hội ở Bình Dương khá thành công, với những căn nhà khoảng gần 30m2, giá từ 100-150 triệu đồng, người lao động chỉ phải trả trước từ 20%-30%, số tiền còn lại được Tổng Công ty Becamex bảo lãnh vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi, trả góp dài hạn. Như vậy, người mua trả góp từ 1-1,5 triệu đồng/tháng, bằng tiền thuê trọ mỗi tháng, sau 5-7 năm, căn nhà thuộc về họ.

Điều kiện được mua nhà và vay vốn tại Bình Dương khá đơn giản: Người lao động có thời gian làm việc và tạm trú ở Bình Dương 6 tháng trở lên, có nhu cầu thực sự về nhà ở. Thay vì đi thuê nhà, tiền thuê sẽ trở thành tiền trả góp mua nhà, giúp người lao động ở Bình Dương thỏa giấc mơ nhà ở.

Tới giữa năm 2017, Bình Dương đã xây dựng được gần 5.000 căn nhà ở xã hội tại nhiều địa điểm quanh các KCN: Hòa Lợi, Việt Sing, Mỹ Phước, Bàu Bàng… Nhưng để làm được điều này, không đơn giản. Tỉnh đã phải dành ra khoảng 200 ha đất sạch, hạ tầng đã được xây dựng cơ bản trong khu quy hoạch đô thị, công nghiệp để làm nhà ở xã hội. Ngoài ra, chủ đầu tư chỉ tính giá xây dựng, còn chi phí đất, bồi thường, xây dựng hạ tầng bên trong và ngoài căn hộ được chủ đầu tư và Nhà nước hỗ trợ…

Nhà cho công nhân và người lao động nghèo ở Bình Dương, có giấc mơ của họ và quyết tâm lớn của chính quyền và DN.

Báo Công luận
Nhà ở cho công nhân là nhu cầu chính đáng cần phải nỗ lực giải quyết. 

2. Không chỉ các địa phương, mà hiện nay, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) cũng đang dốc sức vì sự an cư của công nhân. Theo đó, khi đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các KCN-KCX” đã được Thủ tướng phê duyệt, từ năm 2018, TLĐLĐVN quyết tâm sẽ giúp công nhân có thể mua được nhà với giá từ 100 triệu đồng/căn tại các KCN-KCX. Mục tiêu của TLĐLĐVN sẽ dễ thành hiện thực hơn, khi TLĐLĐVN đã xin cơ chế: Nhà nước và địa phương cấp đất không thu tiền, địa phương hỗ trợ hạ tầng giao thông, điện nước đến chân công trình… Nhờ vậy, từ giữa tháng 6/2017 tới 2018, điểm nhà ở công nhân đầu tiên sẽ được xây dựng tại Hà Nam, Quảng Nam và Tiền Giang. Sau 2019, khoảng 40 điểm nhà ở mới sẽ được xây dựng… Về vốn, cả tổ chức công đoàn tiết kiệm trong 5 năm, với khoảng 3.500 tỉ đồng cho đề án này. Nguồn thứ 2 là xã hội hóa và thứ 3 là vay ngân hàng.

Cùng với quyết tâm của TLĐLĐVN, tại khu vực phía Bắc, Tổng Công ty Viglacera vào tháng 5/2017 vừa qua đã khởi công xây dựng Khu dịch vụ, nhà ở dành cho công nhân tại KCN Đồng Văn 4, Kim Bảng, Hà Nam. Khu nhà ở có quy mô sử dụng đất 16,69ha, dành cho hơn 9.100 người, đã góp phần giải quyết vấn đề chỗ ở cho công nhân, gián tiếp hỗ trợ chi phí và tạo nguồn nhân lực cho các DN hiện đang sử dụng nhiều lao động vào việc sản xuất trong KCN…

3. Tại Bến Tre, một tỉnh có giao thông không mấy thuận lợi tại khu vực ĐBSCL, đã trở thành điểm sáng về xây dựng nhà ở cho công nhân, lại là nhà ở miễn phí.

Theo đó, khi Công ty TNHH chế biến nông sản Thuận Phong (Cty Thuận Phong) có nguyện vọng thuê đất cạnh KCN Giao Long để triển khai dự án nhà ở cho công nhân, tỉnh đã thực hiện thủ tục giao đất nhanh nhất có thể.

Đầu tiên, UBND tỉnh Bến Tre cho điều chỉnh quy hoạch khu đất rộng 1,95ha (thuộc khu tái định cư phục vụ KCN Giao Long trước đó đã được duyệt là nhà ở chia lô) thành đất ở công nhân, sau đó cấp cho DN. Dự án nhà ở công nhân của Cty Thuận Long có quy mô khoảng 1,95ha gồm bốn khối nhà ba tầng, diện tích xây dựng khoảng 15.000m2 và các công trình phụ trợ, đảm bảo không gian sinh hoạt tiện nghi để người công nhân nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.

Nhưng cũng Cty Thuận Phong, khi xin được giao (hoặc thuê) đất từ UBND tỉnh Tiền Giang để làm nhà ở miễn phí cho công nhân lại không được như mong muốn. Theo đó, từ cuối 2013, khi biết UBND tỉnh Tiền Giang  nhận lại từ Quân khu 09 hơn 18ha đất, Cty Thuận Phong đã gửi văn bản xin chia lại 02ha để xây dựng công trình liên hợp phục vụ hơn 1.600 công nhân. Tuy nhiên, UBND tỉnh Tiền Giang sau đó không chấp thuận…

Mãi tới cuối 2016, UBND tỉnh Tiền Giang mới phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng một khu dân cư, quỹ đất dành cho nhà ở xã hội chỉ còn 3,1ha, phần lớn diện tích ưu tiên cho nhà ở thương mại, dịch vụ tổng hợp... DN tiếp tục đề nghị được giao (hoặc thuê) 1,9ha đất, UBND tỉnh Tiền Giang lại chỉ có thể giao 1,1ha thôi.

Về lý do chưa cấp đất cho Cty Thuận Phong, chính quyền cho rằng DN chỉ mới có đơn xin giao đất, thuê đất chứ chưa thực hiện các thủ tục đầu tư dự án theo quy định nên tỉnh không có cơ sở giải quyết. Tỉnh cũng quên mất rằng, DN cần 1,9ha mới đủ làm dự án.

Khi TLĐLĐVN dốc hết tất cả tâm sức, tài sản tích lũy vì mục tiêu cao đẹp, có địa phương nhìn xa trông rộng, hiểu rằng công nhân có an cư mới lạc nghiệp, thì cũng có địa phương lại ngập ngừng trước giấc mơ có cho mình một chỗ trú chân của hàng ngàn công nhân…

Mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Chỉ thị 03 sẽ không thể phát huy vai trò, ý nghĩa, nếu vẫn còn các cá nhân, tập thể ngại khó, thoái thác, thiếu tấm lòng và trách nhiệm.❏

 

 Kiên Giang

 

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn