Xăng dầu liên tục tăng giá: Những nghịch lý khó hiểu

Thứ sáu, 03/04/2015 23:04 PM - 0 Trả lời

Xăng dầu liên tục tăng giá: Những nghịch lý khó hiểu

Congluan.vn
Một ngày sau khi giá xăng tăng 1.000 đồng/lít, thị trường dầu thô thế giới hạ nhiệt, từ 74 USD xuống còn 72 USD/thùng. Tới 11h trưa 1/9, giá dầu thô tại thị trường New York chỉ còn 70 USD/thùng, bằng mức giá thời điểm 10/6 (khi xăng A92 tăng từ 12.500 lên 13.500 đồng/lít). Sự thật, giá dầu thô thế giới mấy tháng qua không có nhiều biến động nhưng trong nước lại 7 lần tăng giá xăng dầu.

Kể từ ngày 2/4 đến nay, giá xăng dầu trong nước tăng tới 7 lần trong khi giá dầu thô thế giới dao động không lớn. Tại sao có nghịch lý như vậy? Sự thật lời lỗ ra sao?

Trước hết, chúng tôi xin khẳng định: Việc tiếp cận bài viết bằng các số liệu chính thống và căn cứ các văn bản, tài liệu pháp lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mục đích nhằm bạn đọc có cách nhìn khách quan, chính xác giá cả xăng dầu trong nước tương quan với giá dầu thô thế giới, sự thật việc lời, lỗ. Quan điểm nhằm bảo vệ người tiêu dùng nhưng phải đảm bảo tính trung thực vì quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.

Về 7 lần tăng giá

Khi viện dẫn lý do tăng giá, doanh nghiệp thường copy câu "giá dầu thế giới liên tục tăng cao trong 20 ngày qua, hiện đang lỗ". Sự thực, 7 lần tăng giá, giá dầu thế giới có đúng "liên tục tăng cao" hay không (mức tính dưới đây là tính theo giá xăng A92 - loại tiêu thụ phổ biến hiện nay; dữ liệu giá dầu thô thế giới căn cứ trang atpvietnam.com - trang thông tin về giá dầu, giá vàng được Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động).

- Lần 1: Ngày 2/4, giá xăng tăng từ 11.000 đồng lên 11.500 đồng/lít, giá dầu thô thế giới (quy tròn) 49 USD/thùng.

- Lần 2: Ngày 11/4, giá xăng tăng từ 11.500 đồng lên 12.000 đồng/lít, giá dầu thô thế giới tăng lên 52 USD/thùng.

- Lần 3: Ngày 7/5, giá xăng tăng từ 12.000 đồng lên 12.500 đồng/lít, giá dầu thô thế giới đạt 57 USD/thùng.

- Lần 4: Ngày 10/6, giá xăng tăng 12.500 đồng lên 13.500 đồng/lít, giá dầu thô thế giới chạm 70 USD/thùng.

- Lần 5: Ngày 1/7, giá xăng 13.500 đồng lên 14.200 đồng/lít, giá dầu thô thế giới không tăng, chỉ 70 USD/thùng.

- Lần 6: Ngày 8/8, giá xăng 14.200 đồng lên 14.700 đồng/lít, giá dầu thô thế giới không biến động, chỉ 71 USD/thùng.

- Lần 7: Ngày 30/8, giá xăng từ 14.700 đồng lên 15.700 đồng/lít, giá dầu thô thế giới không biến động, chỉ hơn 71 USD/thùng. Ngày 1-9 giảm còn 70 USD/thùng.

Giá dầu thô thế giới mấy tháng qua chỉ dao động quanh ngưỡng 70USD/thùng...

Căn cứ số liệu nói trên cho thấy:

Thứ nhất, trong 7 lần tăng giá, giá dầu thế giới chỉ thực sự biến động trong các đợt 2/4, 11/4, 7/5 và 10/6 (đạt mức 70 USD/thùng). Kể từ mốc 10/6 tới nay, giá dầu thô thế giới không có nhiều biến động, chỉ quanh mức 70 - 72 USD/thùng nhưng giá trong nước tăng tới 3 lần (từ 13.500 đồng lên 15.700 đồng/lít). Không những không biến động tăng mà ngược lại, giá dầu thô trong giai đoạn này có lúc giảm mạnh, xuống sát mốc 60 USD/thùng nhưng giá trong nước không hề giảm, tiếp tục giữ nguyên và tăng.

Thứ hai, tại mỗi thời điểm doanh nghiệp có công văn xin tăng giá, trước đó chỉ 2-3 ngày, giá dầu thô thế giới tăng đột ngột nhưng chỉ dao động ít ngày rồi giá lại trở về mốc cũ hoặc thấp hơn.

Ví dụ: Ngày 27/8, các doanh nghiệp có công văn xin tăng 1.000 đồng/lít xăng A92 do trước đó 3 ngày (24/8), giá dầu thô bất ngờ tăng lên 74-75 USD/thùng. Tuy nhiên, giá này chỉ giữ rất ngắn, sau đó giảm còn 70 - 72 USD/thùng. Còn nếu tính bình quân 20 ngày liên tục (từ 9/8 đến 29/8), giá dao động quanh ngưỡng 70 USD/thùng, thậm chí nhiều ngày xuống dưới 67 USD/thùng.

Điều này cũng diễn biến tương tự trong các đợt tăng giá ngày 8/8 và ngày 1/7 trước đó.

Như vậy, hoàn toàn không có chuyện "giá dầu liên tục tăng cao trong 20 ngày qua" như doanh nghiệp công bố. Trong khoảng thời gian 20 ngày (số ngày theo quy định để tính giá bình quân), chỉ có một vài ngày giá dầu thô tăng và doanh nghiệp đã chớp cơ hội, lập tức có công văn đòi tăng giá. Điều này lặp đi lặp lại trong các đợt tăng giá vừa qua.

Đáng nói, ngay sau khi liên Bộ Tài chính - Công thương chấp thuận cho tăng giá, lập tức giá dầu thô thế giới lại giảm mạnh chứ không hề tăng như "nhận định" của doanh nghiệp. Ví dụ: Ngày 30/8, ngay sau khi liên Bộ Tài chính - Công thương đồng ý cho tăng giá thì giá dầu thô rời mốc 74 xuống còn 72 USD/thùng.

Trước đó, ngày 1/7, ngay sau khi xăng A92 tăng thêm 700 đồng/lít thì dầu thô liên tục rớt giá, tạo ra đợt rớt giá mạnh nhất kể từ đầu năm 2009, từ trên 70 USD xuống sát 60 USD/thùng.

Một lít xăng lãi bao nhiêu?

Theo quy định, nếu giá dầu thế giới tăng giảm liên tục trong 20 ngày trong thời gian dự trữ lưu thông tối thiểu thì doanh nghiệp xem xét điều chỉnh giá kết hợp với các biện pháp khác.

Giữa tháng 7, khi giá dầu thô rớt mạnh, một giải thích của người có trách nhiệm như sau: "Hiện giá dầu thế giới mới giảm được 15 ngày nên hiện chưa có doanh nghiệp nào đề xuất giảm giá. Tuy nhiên đến 20/7, nếu giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm (đủ 20 ngày theo quy định), liên Bộ sẽ "nhắc nhở" các DN giảm giá xăng dầu bán lẻ". Rốt cuộc, sự "nhắc nhở" giảm giá không hề xảy ra.

Với mức tăng 1.000 đồng/lít xăng kèm giảm 5% thuế nhập khẩu, hiện giá xăng dầu trong nước lãi hay lỗ? Phép tính được các chuyên gia tài chính về xăng dầu công bố như sau:

70 USD x 16.974 (tỷ giá USD liên ngân hàng ngày 1/9) /159 (mỗi thùng dầu thô quy đổi 159 lít xăng A92) = 7.472 đồng/lít.

Mức giá này cộng các loại thuế và chi phí: thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, VAT 10%, nhập khẩu 15%, trả nợ ngân sách 1.000 đồng/lít, chi phí bến bãi, vận chuyển, lưu kho 1.000 đồng/lít, trích quỹ bình ổn 500 đồng/lít, ta có:

7.472 + 35% x 7.472 + 1.000 + 1.000 + 500 = 12.587 đồng.

Như vậy, so mức giá 15.700 đồng/lít xăng A92 như hiện nay, doanh nghiệp đang lãi: 15.700 - 12.587 = 3.113 đồng/lít. Với cách tính nói trên, chuyện lỗ chỉ là chiêu thức trong kinh doanh, thực tế lợi nhuận rất lớn. Với cách tính trên, một doanh nghiệp như Petrolimex mỗi ngày bán ra thị trường khoảng 8 triệt lít xăng dầu, bình quân lãi bao nhiêu chắc ai cũng có thể tính được.

(Còn tiếp)

Theo CAND

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn