Bao giờ Bộ Giáo dục thoát khỏi “vòng kim cô” thi cử?

Chủ nhật, 15/07/2018 14:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc đổi mới tại kỳ thi THPT quốc gia đã bước sang năm thứ 4. Tiếc thay, mỗi năm đi qua, biết bao thời gian, công sức, nước mắt, giấy mực và tiền bạc đổ vào những kỳ thi, song đổi lại những tranh cãi vẫn liên tục diễn ra, khiến dư luận đặt câu hỏi tại sao năm nào cũng có vấn đề như nhầm điểm, vỡ trận, sập mạng, rối loạn xét tuyển, tiêu cực. Phải chăng công tác quản lý nhà nước tại Bộ Giáo dục và Đào tạo có vấn đề?


Báo Công luận
Học sinh Trường THPT Marie Curie, TP.HCM nộp hồ sơ đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia 2018. Ảnh: N. Hùng 

Vòng luẩn quẩn

Cuối tháng 6/2018, hơn 1 triệu thí sinh Việt Nam đã dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Ngay sau khi Bộ GD-ĐT nhận định đây là kỳ thi “an toàn, nghiêm túc” thì thông tin về điểm thi THPT quốc gia 2018 ở Hà Giang cao bất thường đã gây nhiều tranh cãi, khiến dư luận đặt câu hỏi: Có hay không xảy ra tiêu cực trong quá trình tổ chức thi tại tỉnh này? Sai sót nằm ở khâu coi thi, chấm thi hay do năm nay Hà Giang có quá nhiều thí sinh giỏi?

Chiều 12/7, ngay sau khi nắm được thông tin Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Sở GD-ĐT Hà Giang báo cáo về nghi vấn xung quanh điểm thi THPT Quốc gia 2018 trước ngày 17/7. Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu Ban chỉ đạo thi tỉnh Hà Giang kiểm tra, rà soát, xác minh toàn bộ các khâu của kỳ thi và báo cáo về Bộ GD-ĐT. 

Dù chưa có kết quả xác minh chính thức nhưng liệu dư luận có yên tâm khi ngân sách chi ra khá nhiều, nhưng Bộ này vẫn mãi loay hoay với cách làm chắp vá, loay hoay mãi với việc thi cử nên mỗi lần thi đều “có vấn đề”?

Sáng 14/7, trả lời báo chí liên quan đến lùm xùm điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018 cao bất thường, ông Vũ Văn Sử, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang cho biết, chưa có kết luận về nghi vấn trong khâu coi thi, chấm thi của Sở GD&ĐT tỉnh này.

“Đột phá hay bất thường đến giờ phút này tôi chưa có kết luận, vẫn đang trong quá trình rà soát. Bây giờ báo chí và dư luận nói như vậy nhưng tôi không thể nói theo dư luận, phải nói theo thực tế. Sau khi có kết quả rà soát nghiêm túc, khách quan, lúc đó chúng tôi mới nói đến câu chuyện như thế nào. Đổi mới trong giáo dục thì cả nước chúng ta làm và đương nhiên Hà Giang cũng phải trong guồng máy đó”, ông Vũ Văn Sử nói.

Trong 4 năm qua, từ khi Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục đích: xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học nhưng mỗi kỳ thi đi qua, xã hội trải qua đủ hỉ, nộ, ái, ố vì chuyện thi cử. Năm nào câu chuyện lộ đề, đáp án đúng không, đề thi khó không? cũng là vấn đề nổi cộm. Ngay cả Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng ví von: Bộ Giáo dục giống như "Bộ thi".        

Còn nhớ, năm 2015, việc cho thí sinh 4 giấy chứng nhận kết quả thi và quyền được thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học trong đợt xét tuyển đầu tiên được nhiều lãnh đạo Bộ này người xem như như một hình thức thi cử tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm, chính xác, khoa học. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận không ít lần ví von công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục lần này là “trận đánh lớn” và đổi mới thi cử là khâu đột phá.

“Trận đánh lớn” chưa tìm được lời giải

Đến nay, công cuộc cải cách này đã đi qua một chặng đường 4 năm nhưng nghi vấn tiêu cực trong chấm thi, trông thi sau mỗi kỳ thi vẫn còn đó, khiến dư luận bất bình. Mặc dù năm nào Bộ GD-ĐT cũng khẳng định đổi mới thi cử, giảm áp lực cho thí sinh nhưng mỗi năm đến hẹn lại lên, tranh cãi xung quanh kỳ thi lại “nóng” ở các diễn đàn, mạng xã hội.

Điểm lại, chúng ta sẽ thấy tư lệnh ngành chỉ loay hoay với việc thi cử, được xem là tiêu tốn nhiều tiền bạc, thời gian, công sức và nước mắt của hàng vạn gia đình. Càng sốc hơn khi Bộ GD-ĐT âm thầm làm đề án cải tiến thi THPT quốc gia ngốn hết gần 750 tỷ đồng, thực tế là đề án mới vẫn là “bình cũ rượu mới”. Trong khi chương trình giáo dục phổ thông mới chỉ còn một năm nữa sẽ triển khai, trong khi mốc thời gian năm 2020 với rất nhiều mục tiêu, đề án phải hoàn thành đã cận kề thì bài toán “đổi mới dạy học và thi cử” vẫn chưa tìm ra lời giải.

Hàng loạt “sự cố” liên quan đến kỳ thi được xem là quan trọng nhất trong năm khiến dư luận thêm một lần đặt dấu hỏi: Công tác quản lý nhà nước tại Bộ Giáo dục và Đào tạo có vấn đề? Đã đến lúc bộ GD&ĐT cần một chiến lược dài hạn, chứ không phải “sai đâu sửa đấy” một cách “chắp vá” như hiện nay.

H. Lâm

Tin khác

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục