Cảm xúc mùa thi

Thứ bảy, 30/06/2018 07:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đến hẹn lại lên, giữa cái nắng hè chói chang tháng 6, hàng triệu học sinh thế hệ 2000 trong cả nước vừa trải qua kỳ thi quan trọng của cuộc đời – kỳ thi THPT Quốc gia 2018 với bao cảm xúc vỡ òa hạnh phúc hay cả những giọt nước mắt đầy tiếc nuối…

Trong hành trình vượt chướng ngại vật để về đích, kỳ thi năm nay được xem như một sự thách thức không hề đơn giản với các thí sinh nhất là với môn Toán, Văn tổ hợp các môn Khoa học tự nhiên.

Nội dung môn thi bám sát khung chương trình học nhưng kiến thức mang tính bao quát, phân loại học sinh nên sẽ đơn giản hơn với những bạn học toàn diện, nhưng sẽ là “khó nhằn” với những ai học lệch, học tủ.

Báo Công luận
Chúc mừng con, ba và gia đình tự hào về con. Ảnh:  Mai Nhung.

Với môn Ngoại ngữ và tổ hợp môn Khoa học xã hội thì phần lớn được các bạn đánh giá là “bớt căng” “dễ chịu” hơn.

Tại mỗi điểm thi, có lẽ bóng dáng thân thương của những ông bố bà mẹ, người thân tận tình đón đưa, ngóng chờ từng giây phút con cái ngoài cổng luôn khiến mọi người xúc động nghẹn ngào. Con vào phòng thi, thì ba mẹ bên ngoài không rời mắt sau cánh cổng.

Sinh con ra, nuôi nấng chăm sóc mười mấy năm, để rồi khi con bước vào kỳ thi trọng đại mang tính quyết định cả cuộc đời thế này bảo sao cha mẹ không lo, không áp lực được. Đây có lẽ là thuộc tính tâm lý hết sức bản năng, tự nhiên, là tình cảm thân thuộc, tình cảm gia đình mà cha mẹ dành cho con cái.

Chia sẻ với chúng tôi tại điểm thi Trường THCS Thanh Xuân (Hà Nội) chị Thủy ở Ngã Tư Sở, quận Thanh Xuân có con trai dự thi tại đây không giấu được những giọt nước mắt tâm sự, đây là đứa con đầu của vợ chồng chị, lần đầu tiên đưa con đi thi chị hồi hộp, tâm trạng rối bời. 

Những ngày con ôn thi, chị cố gắng nấu cho con nhiều món ăn bổ dưỡng để con có đủ sức khỏe “vượt vũ môn”, động viên, khích lệ con bình tĩnh tự tin khi làm bài. Trong lòng chị mặc dù đặt rất nhiều niềm tin và hi vọng vào con nhưng chị phải cố gắng kìm nén lại để con không cảm thấy áp lực, thoải mái bước vào kỳ thi với tinh thần tốt nhất.

Với tình cảm yêu thương, dành toàn tâm toàn ý chăm sóc con để con có kỳ thi trọn vẹn nhất, chị Thủy đã xin phép cơ quan nghỉ làm 3 ngày để trực tiếp đưa đón, động viên con,chỉ muốn làm mọi điều tốt đẹp nhất để con hoàn thành kỳ thi trọn vẹn.

Những chia sẻ của phụ huynh thật cảm động, hạnh phúc biết nhường nào khi trên mỗi chặng đường đi, những lúc quan trọng, khó khăn của cuộc đời. Cha mẹ luôn là người đồng hành, chở che, buồn vui cùng con dù thành công hay thất bại.

Báo Công luận
 Bóng dáng áo xanh tình nguyện thân thương trong mỗi mùa thi. Ảnh: Mai Nhung 

Cảm nhận rõ công ơn trời biển của ba tình yêu bao la của mẹ, em Bá Lương (THPT Nhân Chính, Thanh Xuân) chia sẻ niềm vui sau khi hoàn thành rất tốt các môn thi, đã quay ra ôm chầm mẹ mình để cảm ơn mẹ đã sinh ra em, chăm sóc, lo lắng cho em suốt bao năm qua. Cũng trong giây phút ấy, em đã chân thành gửi đến mẹ lời xin lỗi vì đã có những lúc vì trẻ con, học hành căng thẳng, hay áp lực mệt mỏi mà em đã khiến mẹ buồn.

Để các sĩ tử hoàn thành kỳ thi thành công thật thiếu sót nếu không nhắc đến những bóng dáng của những chiến sĩ cảnh sát giao thông, trật tự, biệt đội áo xanh tình nguyện và những con người “hậu trường” đã phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc, đảm bảo cho kỳ thi diễn ra an toàn, suôn sẻ.

Qua bao mùa thi, chương trình “Tiếp sức mùa thi” được phát động từ năm 2002 của các bạn tình nguyện trẻ đến từ các trường Đại học, cao đẳng và đoàn viên thanh niên cơ sở đã luôn là người bạn gắn bó, đồng hành cùng thí sinh và người nhà thí sinh về các lĩnh vực như: Tuyên truyền, tư vấn mùa thi; hỗ trợ, đồng hành về phương tiện, nơi ở, điều kiện, nguồn lực; đảm bảo, giúp đỡ về an ninh, an toàn trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi.

Từ chương trình này đã có hàng triệu chỗ trọ an toàn, giá rẻ hoặc miễn phí, hàng trăm ngàn vé xe buýt và suất ăn miễn phí, hàng trăm chuyến xe tình nguyện, hàng vạn cẩm nang, bản đồ chỉ dẫn và nhiều hoạt động tiếp sức, hỗ trợ ý nghĩa, thiết thực khác, thông qua đó góp phần làm giảm bớt lo lắng, động viên tinh thần, tiếp thêm sức mạnh, nghị lực và niềm tin để các bạn thí sinh thực hiện thành công ước mơ bước vào giảng đường đại học, cao đẳng.

Các hoạt động hỗ trợ của Thành đoàn năm nay vừa kế thừa được nét hiệu quả, truyền thống, thiết thực đối với thí sinh và người nhà. Trong đó tổ chức các đội hình TNTN trực và hỗ trợ tại tất cả các điểm thi. Những thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khuyết tật hay có bệnh trong người sẽ được SVTN theo sát, đồng hành cùng các em trong suốt kỳ thi.

Có thể nói, kỳ thi THPT Quốc gia luôn là chủ đề nóng, nhận được sự quan tâm, chia sẻ của nhiều người, đặc biệt là với các thầy cô giáo, các chuyên gia giáo dục dù đương nhiệm hay đã nghỉ hưu. Những người luôn tâm huyết, trăn trở với nền giáo dục nước nhà.

Nhận định về kỳ thi vừa qua, PGS, TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đạo tạo cho rằng, trong những năm qua việc đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi đã mang lại nhiều yếu tố tích cực.

Thay vì phải “rồng rắn" lên thành phố thi, thì các em bây giờ có thể “ăn cơm nhà” rồi đến điểm thi gần nhà để thi đỡ vất vả đi lại. Không phải lo phòng trọ, thuê nhà, giảm ách tắc giao thông, quá tải cho các thành phố, giảm áp lực, căng thẳng cho học sinh, phụ huynh

Bên cạnh đó, chất lượng đề thi sáng tạo, hướng mở, bám sát khung chương trình, từ năm 2017  đã xuất hiện bài thi tổ hợp môn thi khoa học tự nhiên, khoa học xã hội bên cạnh những môn chính bắt buộc đã giúp cho các em có tính chủ động học tập toàn diện, không học lệch, học tủ.

Với cách thức thi như thế này, các em sẽ trang bị cho mình kiến thức cơ bản và toàn diện hơn. Điểm tốt này cần phát huy hơn nữa trong những kỳ thi tiếp theo, thầy Nhĩ cho biết thêm.

Một mùa thi của tuổi học trò đã khép lại, đã có những niềm hạnh phúc vỡ òa, hay cả những giọt nước mắt đầy tiếc nuối…


Tại cuộc họp tổng kết kỳ thi THPT Quốc gia 2018, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá kỳ thi THPT Quốc gia 2018 diễn ra ổn định, không xảy ra vấn đề gì bất thường trong khâu tổ chức.

Nội dung đề thi năm nay hoàn toàn nằm trong chương trình lớp 11,12 cũng như đã thông báo với học sinh từ năm ngoái. Đảm bảo tiêu chí nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, phần kiến thức cơ bản đảm bảo xét tốt nghiệp và câu hỏi khó hơn để có thể phân loại học sinh vào tốp các trường đại học khác nhau.

Về vấn đề địa phương, trong đó xét vào tình hình thực tế để có thể xét đặc cách thí sinh các tỉnh phải chịu thiệt hại nặng nề do lũ quét vừa qua. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đồng ý về mặt chủ trương để ban chỉ đạo thi của 2 tỉnh Lai Châu, Hà Giang xét đặc cách cho các thí sinh không thể đến trường do lũ cô lập.

Qua đó việc xét đặc cách sẽ căn cứ theo quy chế, tình huống cụ thể học sinh không thể tham dự kỳ thi cũng như căn cứ vào lực học của học sinh.

 

Mai Nhung

Tin khác

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục