Đạo đức ở trường học: Báo động đỏ!

Thứ bảy, 07/04/2018 14:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian vừa qua, tại một số địa phương đã liên tiếp xảy ra tình trạng mất an ninh, an toàn trường học: học sinh bị tai nạn thương tích do điều kiện cơ sở vật chất không bảo đảm; cá biệt còn nhà giáo có hành vi thiếu chuẩn mực sư phạm với học sinh; đặc biệt, tình trạng phụ huynh học sinh vào trường học hành hung, gây thương tích, xúc phạm danh dự nhà giáo, tinh thần và thể chất học sinh.

Những sự việc bạo lực học đường từ đầu năm tới đây như quả bom "phát nổ giữa ban ngày", nén nơi này thì xì nơi khác dù đã được các cơ quan quản lý vào cuộc rốt ráo. Học sinh bị đánh, giáo viên bị hành hung… đã dấy lên những lo ngại về an ninh trường học khiến môi trường tưởng chừng như miễn nhiễm này đang thực sự đáng báo động về tình trạng bạo lực. 

Nước ta đã có luật bảo vệ trẻ em, rồi cũng là một trong những quốc gia sớm nhất ký Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, thế nhưng bạo lực học đường dường như đã đi quá xa. 

Báo chí trong thời gian qua liên tiếp đưa tin về những vụ việc bạo lực trong trường học trên toàn quốc. Đấy là những vụ việc mà chỉ cần nghe tiêu đề hay vài từ tóm tắt sự việc thôi cũng đủ rùng mình: giáo viên ở Long An phạt học sinh quỳ gối; phụ huynh bức xúc bắt cô giáo quỳ; cô giáo ở Hải Phòng bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng; cô giáo ở TP.HCM không nói gì với học sinh suốt ba tháng; phụ huynh ở Nghệ An đánh giáo viên suýt sẩy thai… 

Ở Việt Nam, nơi chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo và quan niệm “tôn sư trọng đạo”, “nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” được thừa nhận rộng rãi, những sự việc trên giống như quả bom phát nổ giữa ban ngày. Ở các diễn đàn trên mạng, người dân chia sẻ các tin tức về vụ việc và bình luận sôi nổi. 

Rất nhiều người đã dùng những lời thiếu kiềm chế khi chỉ trích hoặc kêu gọi trả đũa bằng bạo lực. Câu chuyện cô Nguyễn Thị Minh Hương – giáo viên trường Tiểu học An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng phạt học sinh bằng cách bắt học sinh súc miệng bằng nước vắt giẻ lau bảng đang khiến nhiều phụ huynh lo lắng, với nhiều cảm xúc khác nhau, thậm chí phẫn nộ vì sự xuống cấp đạo đức của những giáo viên "ma cà rồng".

Báo Công luận
Vụ việc học sinh bị cô giáo bắt súc miệng bằng nước giặt rẻ lau bảng vừa mới xảy ra ở trưởng Tiểu học An Đồng - Hải Phòng, một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về chất lượng, đạo đức giáo viên hiện nay.

Nhiều người bức xúc và cho rằng giữa thời đại văn minh này, một cô giáo lại có hành động gây tổn thương tinh thần, sức khỏe của học sinh giống như thời trung cổ. Dù ở thời đại nào hay ở lứa tuổi nào thì các vụ việc về bạo lực học đường vẫn không ngừng xảy ra, thậm chí còn có dấu hiệu gia tăng cả về quy mô lẫn tính chất. Dưới đây là những câu chuyện điển hình nhất về các hình thức bạo lực học đường được chính các "nạn nhân" kể lại.

Bạo lực học đường nó như quả bóng bay bơm chưa đủ căng. Khi chúng ta dùng áp lực nén chỗ này thì nó phải lồi ra chỗ kia. Người giáo viên bị o ép đủ thứ từ lương, chế độ làm việc, môi trường làm việc tới thành tích, thi cử đủ thứ bà dằn trong khi trong trường sư phạm lại không được học đầy đủ về luật, về quyền trẻ em, quyền con người, tâm lý học. 

Bên cạnh đó, môi trường nhà trường lại quan liêu, cửa quyền, giáo viên luôn sợ. Áp lực vô lý đó là mảnh đất màu mỡ cho bạo lực sinh ra. Tuy nhiên, có lẽ cần mạnh dạn nhìn nhận và đối mặt với một vấn đề cốt yếu hiện nay.

Hệ thống hành chính giáo dục nặng tính quan liêu, cùng tư duy giáo dục coi trọng điểm số, thành tích đã ngày một gia tăng áp lực lên vai các giáo viên. Cơ chế quản lý giáo dục cứng nhắc, tập trung từ trên xuống như vậy đã làm cho môi trường giáo dục trong trường học mất đi sức sống. Các quan hệ giữa giáo viên với giáo viên trong tư cách là đồng nghiệp bị phá hủy. 

Thay vì hợp tác họ trở nên cạnh tranh thậm chí đố kị. Muốn giải quyết phải là dân chủ hóa bộ máy hành chính giáo dục, nếu không xử cô này sẽ mọc ra cô khác. Ngăn phụ huynh này sẽ có phụ huynh côn đồ khác. 

Trường học một khi không còn là “thánh địa” của giáo viên và học sinh thì khi đó nó không thể làm tròn chức năng giáo dục của mình. Khi tính “thiêng liêng” của trường học mất, giáo viên không thể giáo dục được học sinh và khi đó trường học đơn thuần chỉ là nơi để luyện thi. 

Các sự việc trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần, danh dự của nhà giáo và học sinh; tác động xấu đến môi trường giáo dục trong nhà trường và gây bức xúc trong dư luận xã hội. 

Trước tình hình đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ký công văn khẩn về tăng cường công tác đảm bảo an ninh trường học, đặc biệt sau vụ vô giáo phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng ở Hải Phòng. Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố ngày 5/4 cho biết thời gian qua ở nhiều địa phương xảy ra tình trạng mất an toàn trường học, cá biệt có nhà giáo thiếu chuẩn mực sư phạm với học sinh, đặc biệt tình trạng học sinh vào trường hành hung, gây thương tích gây xúc phạm danh dự nhà giáo, tinh thần và thể chất học sinh. 

Các sự việc trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần danh dự của giáo viên và học sinh, tác động xấu đến môi trường giáo dục trong nhà trường, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong trường học. 

Hoàn thiện và thực hiện hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương trong quản lý giáo dục học sinh và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. 

Tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học; ngăn chặn, ngăn ngừa, khắc phục các yếu tố có nguy cơ mất an toàn, đảm bảo tuyệt đối thể chất và tinh thần cho nhà giáo và học sinh trong cơ sở giáo dục. 

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết lập, công khai đường dây nóng để tiếp nhận và kịp thời xử lý các thông tin liên quan đến an ninh, an toàn trường học và bạo lực học đường; an toàn trường học qua đường dây nóng ĐT: 0888.598.666; email: tiepnhanthongtin@moet.gov.vn 

Thiên An

Tin khác

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục