Đề xuất tiếng Anh là môn học bắt buộc trong đào tạo cao đẳng

Thứ hai, 15/10/2018 06:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình cao đẳng.


Báo Công luận
Ảnh minh họa 


Môn học này trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng sử dụng tiếng Anh cơ bản trong đời sống, học tập và hoạt động nghề nghiệp sau này. Sau khi học xong, người học đạt được trình độ năng lực ngoại ngữ bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Về kiến thức, người kết thúc chương trình có thể sử dụng được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.

Về kỹ năng nghe, người học nghe và xác định các thông tin liên quan đến thành viên gia đình; các hoạt động giải trí trong thời gian rảnh; vị trí đồ đạc trong nhà; các loại thức ăn và đồ uống phổ biến; các hoạt động trong các dịp lễ hoặc sự kiện đặc biệt; du lịch; các hoạt động hằng ngày; sở thích; kế hoạch trong tương lai; ngoại hình, tính cách và mua sắm.

Với kỹ năng nói, người học tự giới thiệu bản thân, gia đình, nghề nghiệp; trình bày sở thích; chỉ đường đến những địa điểm thông thường; đặt câu hỏi về số lượng; trình bày về những ngày lễ hoặc sự kiện đặc biệt; du lịch các hoạt động hằng ngày và các sở thích; các kế hoạch cho các ngày lễ và sự kiện đặc biệt; mô tả tính cách và ngoại hình của bản thân và người khác; giới thiệu các sản phẩm công nghệ và công dụng; mô tả thói quen mua sắm...

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm, người học sẽ nhận thức được tầm quan trọng, có trách nhiệm trong việc sử dụng tiếng Anh trong đời sống, học tập và nghề nghiệp; có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong việc áp dụng tiếng Anh vào học tập, lao động và các hoạt động khác.

Theo dự thảo, nội dung môn học gồm 12 bài học, mỗi bài 8 giờ học, gồm 4 giờ học lý thuyết và 4 giờ học thực hành. Bên cạnh đó, còn có 8 giờ ôn tập và kiểm tra, gồm 3 giờ lý thuyết, 3 giờ thực hành và 2 giờ kiểm tra.

Hoàng Sơn

Tin khác

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục