BOT đường thủy: “Mượn tay” để tận thu phí và bài học còn chưa nguội

Thứ bảy, 31/03/2018 12:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sự lúng túng của việc đơn vị chủ quản về việc thu phí, tiếp đó là việc nhờ các cảng vụ thu hộ giá BOT chính là việc mượn tay cơ quan quản lý nhà nước làm một việc không đúng chức năng nhiệm vụ của họ khiến nguy cơ vỡ trận BOT đường thủy lại hiện hữu.

BOT đường thủy đầu tiên đã xuất hiện tại TP.HCM và dự kiến sẽ chính thức thu phí từ cuối năm nay 2018. Theo đó, các phương tiện thủy từ 300 tấn trở lên sẽ phải trả phí khi qua lại dạ cầu Bình Lợi phía thượng nguồn. Đây là dự án BOT đường thủy đầu tiên được Bộ GTVT đồng ý để Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi thu phí để hoàn vốn. Dự án gồm 2 hợp phần: Xây mới cầu sắt Bình Lợi và nạo vét luồng sông Sài Gòn với chiều dài khoảng 70km từ cầu Bình Lợi đến cảng Bến Súc (Bình Dương). 

Theo đó, các phương tiện có tải trọng từ 300 tấn trở lên khi đi qua dạ cầu Bình Lợi sẽ phải trả phí với giá thu dự kiến 70 đồng/tấn/km. Thời gian thu kéo dài 20 năm 9 tháng với số tiền khoảng 1.100 tỷ đồng. Hình thức thu là nhờ các cảng vụ thu hộ giá BOT. Thế nhưng ngay ở đây đã xảy ra hai vấn đề có thể dẫn tới nguy cơ vỡ trận của BOT đường thủy này.

Thứ nhất là việc chưa thống nhất tên gọi và thuế phí, thứ hai là việc nhờ các cảng “thu hộ” sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng thà “thu nhầm còn hơn bỏ sót” đối với các phương tiện không qua lại BOT này. Tình trạng “trải thảm một đoạn đường chặn cả tuyến thu phí” của các trạm BOT đường bộ có nguy cơ lặp lại. Bài học về các BOT đường bộ vẫn còn nóng hổi chỉ mới vài tháng trước thôi vẫn đang âm ỉ chưa dứt. 

Báo Công luận
Dự án cải tạo luồng sông Sài Gòn (đoạn từ cầu Bình Lợi, TP. HCM tới cảng Bến Súc, tỉnh Bình Dương) là dự án đường thủy đầu tiên của cả nước thực hiện theo hợp đồng BOT.  

Sự cố trạm thu phí BOT Cai Lậy, Tiền Giang vừa qua, và những sai phạm ở hầu hết dự án BT và BOT phát hiện mới đây... gây ra bao điều bất bình trong dư luận xã hội là một ví dụ điển hình. BOT Cai Lậy không phải trạm thu phí đầu tiên bị người dân phản ứng. Và chắc chắn với cách làm này, thì đây sẽ chưa phải làm trạm cuối cùng. Trước trạm Cai Lậy, đã có hàng loạt trạm BOT khác như BOT cầu Hạc Trì (Phú Thọ), BOT Bến Thủy (Hà Tĩnh), cầu Rác (Nghệ An), tuyến BOT Thái Nguyên – Chợ Mới, trạm Lương Sơn (Hòa Bình)... cũng đã bị người dân phản ứng hết sức gay gắt bằng nhiều hành động khác nhau. 

Có thể thấy, bài toán BOT đường bộ tưởng chừng như đã được giải trước sự phản ứng của người dân và sự kiên quyết của nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa thời điểm ấy đã xong. Tuy nhiên thực tế mới chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề khi mới chỉ giảm được phí và đưa ra các quy định mới. Trong khi cốt lõi của sự phản ứng là vị trí đặt trạm và việc tận thu các phương tiện lại không được quan tâm. 

Vận động và khơi gợi mọi thành phần trong xã hội cùng tham gia việc công ích chính là cái đích hướng đến của chủ trương xã hội hóa. Thế nhưng, công cuộc xã hội hóa trên nền chung dần về sau bị rẽ sang hướng đầu tư hưởng lợi. Cụm từ xã hội hóa bị lạm dụng như thứ ngôn ngữ thời thượng đối với những dự án, công trình giao thông cần kêu gọi nhà đầu tư tiếp vốn. Nhưng khi nhà đầu tư bỏ ra một đồng vốn phải thu về bốn đồng lời, nên tìm đủ mọi cách để thu đủ, thậm chí lạm thu. Và sự bất bình, phản ứng của người dân là đương nhiên. 

Với BOT đường thủy này, phương án thu phí BOT này đang cho thấy nhiều bất cập tương tự BOT đường bộ bởi dù chỉ đi qua dạ cầu, mà hoàn toàn không sử dụng cầu như các phương tiện vận tải đường bộ, các phương tiện đường thủy tuyến này đang phải trả tiền xây mới cầu sắt Bình Lợi là một sự thiếu hợp lý. Bài học về BOT Cai lậy cũng sẽ là bài học cho tất cả các BOT trên khắp cả nước, nếu sự phản ứng bằng cách trả phí bằng tiền lẻ, trả bằng tiền mệnh giá lớn, chậm rãi đọc quy định thu phí... tất cả các hành động nhằm chống đối lại trạm thu phí mà họ cho là bất cập ấy cuối cùng cũng chỉ vì một điều rằng họ muốn ý kiến của họ được tôn trọng, tất cả phải được đặt đúng vị trí và trên tinh thần thượng tôn pháp luật. 

Mới đây, Sở GTVT TP.HCM đã đề nghị chủ đầu tư phải đưa ra dự thảo phương án tài chính và phương án thu phí mới để phản biện trước khi chính thức đưa vào thực hiện. “Cuộc chiến” ở các BOT có thể coi là một cơ hội lớn để nhìn nhận lại gốc rễ của mọi vấn đề về BOT trên khắp cả nước, và từ đó, đưa ra nhưng phương cách hữu hiệu hơn ngay từ ban đầu, để cả doanh nghiệp đầu tư lẫn người dân không phải gồng mình lên từng ngày để đối phó lẫn nhau. 

Nếu phần gốc không được giải quyết hợp lý, thì phần ngọn dù có thay bao nhiêu vẫn chẳng thể nào cho cây xanh tốt./.

Minh Ngọc

 

Tin khác

Trên 200 công nhân ngành đường sắt nỗ lực khắc phục sự cố hầm Bãi Gió

Trên 200 công nhân ngành đường sắt nỗ lực khắc phục sự cố hầm Bãi Gió

(CLO) Ngành đường sắt đã huy động hơn 200 kỹ sư, công nhân cùng nhiều máy móc nỗ lực đào đất, khắc phục sự cố sạt lở đất, đá tại hầm đường sắt Bãi Gió nhưng đến nay vẫn chưa thể thông hầm.

Giao thông
Quảng Ninh: Xe đầu kéo va chạm mạnh với xe máy, 2 người thương vong

Quảng Ninh: Xe đầu kéo va chạm mạnh với xe máy, 2 người thương vong

(CLO) Một vụ va chạm giữa ô tô đầu kéo và xe máy trên quốc lộ 18, đoạn qua thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đã khiến một nam thanh niên đi xe máy tử vong tại chỗ.

Giao thông
Không tự ý từ chối cung cấp dịch vụ kiểm định với phương tiện cải tạo

Không tự ý từ chối cung cấp dịch vụ kiểm định với phương tiện cải tạo

(CLO) Trong văn bản gửi các đơn vị đăng kiểm về việc triển khai Thông tư 43/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 85/2014/TT-BGTVT, Cục Đăng kiểm yêu cầu không được từ chối cung cấp dịch vụ kiểm định xe cơ giới, nghiệm thu xe cải tạo trái quy định.

Giao thông
Vietnam Airlines tăng gấp đôi chuyến bay dịp Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Vietnam Airlines tăng gấp đôi chuyến bay dịp Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hướng đến Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Vietnam Airlines sẽ khai thác 3 chuyến bay mỗi ngày từ Hà Nội đi Điện Biên và chiều ngược lại trong thời gian từ ngày 3/5 đến 8/5/2024.

Giao thông
Kon Tum: Xe tải bất ngờ mất lái lao xuống mương, 2 người tử vong tại chỗ

Kon Tum: Xe tải bất ngờ mất lái lao xuống mương, 2 người tử vong tại chỗ

(CLO) Chiếc xe tải do anh Nguyễn Quang Nhãn đang lưu thông trên đường Hồ Chí Minh thì bất ngờ mất lái, lao xuống mương thoát nước. Vụ tai nạn khiến 2 người tử vong tại chỗ.

Giao thông