Vận tải hàng không: Cơ hội đi cùng thách thức

Thứ ba, 22/05/2018 17:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vận tải hàng không đang tăng mạnh mẽ trở lại trên toàn cầu, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là các nước đang phát triển. Việt Nam nằm trong thị trường phân khúc này và có mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực.

Tuy nhiên, trong đó vẫn có hàng loạt thách thức cũng như cơ hội để ngành này phát triển. Từ năm 2014 đến nay, thị trường vận tải hàng không đang tăng trở lại với mức tăng trưởng 4,8%/năm. Trong đó Châu Á chiếm 40% lưu lượng vận tải, cao nhất thế giới và Việt Nam là tâm điểm của khu vực này. Việt Nam hiện có 21 sân bay, tổng công suất khoảng 71,5 triệu khách/năm, chưa bằng công suất chỉ một sân bay chính ở Bangkok, Singapore, Kuala Lumpur là 100 triệu khách/năm. 

Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam sẽ trở thành thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới, đạt 150 triệu lượt hành khách vận chuyển vào năm 2035. Còn ở trong nước, tỉ lệ người dân đi máy bay của Việt Nam đang tăng nhanh. Với dân số gần 100 triệu người, hàng không nội địa Việt Nam được IATA dự báo sẽ tăng trung bình 15%/năm trong thời gian tới. Các chuyên gia kinh tế nhận định Việt Nam sẽ cần khoảng 10 hãng hàng không mới đáp ứng được nhu cầu và tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, thay vì chỉ có 4 hãng như hiện nay. 

Đặt trong so sánh, một quốc gia ít dân hơn như Thái Lan có tới hơn 10 hãng hàng không, trong đó có 5 hãng hàng không giá rẻ. Theo số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam: Việt Nam hiện đang thu hút 50 hãng hàng không quốc tế từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không đạt mức tăng trưởng 12% giai đoạn 2010 - 2014 về hành khách và 12,6% về hàng hóa. Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), thị trường hàng không Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tốc độ tăng trưởng vận tải hàng không. Thị trường hàng không Việt Nam đặt mục tiêu đứng trong nhóm 4 quốc gia hàng đầu ASEAN về sản lượng vận chuyển. 

Báo Công luận
 Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), thị trường hàng không VN đứng thứ 3 thế giới về tốc độ tăng trưởng vận tải hàng không.  Ảnh Vinacus

Ba trung tâm vận chuyển hành khách, hàng hóa ngang tầm ASEAN tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng sẽ được nâng cấp và hình thành thêm 3 cụm vận tải là Vân Đồn, Chu Lai, Long Thành. Dự báo, tổng thị trường vận chuyển hành khách của các hãng hàng không Việt Nam tăng trung bình 16%/năm trong giai đoạn đến năm 2020 và 8%/năm giai đoạn 2020 – 2030. Hàng hóa tăng trung bình 18%/năm giai đoạn đến 2020 và 12%/năm giai đoạn 2020 – 2030. Sản lượng vận chuyển đạt 64 triệu lượt hành khách/năm vào năm 2020 và 131 triệu lượt hành khách vào năm 2030. Liên quan đến việc phát triển đội tàu bay, theo quy hoạch, số lượng tàu bay khai thác của các hãng hàng không đến năm 2020 là trên 220 chiếc và đến năm 2030 là 400 chiếc (hiện tại có 173 chiếc). 

Nâng cao công suất các cảng hàng không và nới quy mô phát triển đội tàu bay trong vòng 3 năm tới là hai điều kiện cần, để mở ra cơ hội gia nhập thị trường cho các nhà đầu tư mới. Việt Nam có đầy đủ các yếu tố tác động đến sự phát triển của thị trường vận tải hàng không thế giới, như: các tập đoàn nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam, nhưng hàng hóa thì được đưa đến người tiêu dùng trên toàn thế giới. 

Mặt khác, hiện nay Việt Nam đang chuyển dần nền kinh tế sản xuất công nghiệp sang sản xuất hàng hóa công nghệ cao, đó là những sản phẩm có nhu cầu vận chuyển hàng không rất lớn. Đây là cơ hội cho ngành vận tải hàng không. Những năm gần đây, tăng trưởng hàng không khá nóng nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức như quá tải về hạ tầng sân bay bến đỗ, an ninh trên các chuyến bay trong đó sự gia nhập của các hãng hàng không quy mô mới có thể tạo ra sự cạnh tranh "phi quy luật". 

Mặc dù Việt Nam có sự tăng trưởng cao của hoạt động vận chuyển hàng không, nhưng sự phát triển đó cũng đặt ra nhiều thách thức: làm thế nào để Việt Nam có thể đón đầu và đáp ứng được như cầu của sự phát triển? Với việc ký kết các Hiệp định tự do thương mại, Việt Nam sẽ có cộng đồng kinh tế chung ASEAN, các quốc gia trong khu vực sẽ trở thành thị trường chung, hàng hóa vận chuyển tự do và hội nhập toàn cầu. Đây là cơ hội cho một bầu trời mở. Nhưng thử thách của Việt Nam là thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ vận tải hàng không và cơ sở hạ tầng điện tử chưa đáp ứng được nhu cầu. Sức mạnh thương mại điện tử sẽ bùng nổ rất nhanh và trở thành nền tảng vô cùng quan trọng trong việc kết nối chuỗi dịch vụ vận tải hàng không. 

Giải pháp này phụ thuộc vào việc ban hành các chính sách từ Chính phủ, từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước ở VN. Chất lượng dịch vụ là yếu tố được hành khách quan tâm nhất khi sử dụng dịch vụ của bất kỳ hãng hàng không nào. Để tối ưu hóa sự hài lòng của khách hàng, tất cả dịch vụ từ mặt đất đến trên không đều được chú trọng đầu tư. Mạng đường bay là yếu tố thứ hai quyết định đến sự lựa chọn của hành khách. Hành khách thường lựa chọn những hãng hàng không có chuyến bay thẳng từ điểm đi tới điểm đến, hạn chế chuyển tiếp, như vậy sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí. Về cơ sở vật chất, những hàng hàng không cần đầu tư để mua hay thuê về đội tàu bay thế hệ mới, chất lượng cao, mang đến sự khác biệt và sự thoải mái cho người ngồi thường được khách hàng lựa chọn. 

Cuối cùng là đảm bảo an toàn bay. An ninh sân bay và an toàn trên máy bay là vấn đề được chú ý nhất hiện nay. Hành khách có thể an tâm hơn nếu hãng được trao Chứng nhận an toàn khai thác (IOSA), của IATA. Bên cạnh đó, kiểm soát giá dịch vụ hàng không trong nước, xóa bỏ cạnh tranh thiếu lành mạnh, cải thiện hạ tầng... là những yêu cầu bắt buộc để thị trường vận tải hàng không phát triển. Đây là những yêu cầu bắt buộc để thị trường vận tải hàng không hoạt động minh bạch, tránh thiên lệch cơ hội phát triển giữa các hãng và được đưa ra tại Toạ đàm" Nhận diện cơ hội và thách thức trong thị trường vận tải hàng không" diễn ra ngày 18/5 vừa qua

Trong hội nhập toàn cầu, ngành vận tải hàng không Việt Nam đang bước vào điểm trải nghiệm về cải cách thủ tục hải quan và kèm với đó là những khó khăn thách thức. Trong cải cách thủ tục hải quan, Việt Nam cần ưu tiên xây dựng quy trình thủ tục hải quan điện tử và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành có liên quan. Hải quan Việt Nam cần được củng cố và thực thi các chuẩn mực chung khi tham gia “cuộc chơi”. Nhiều diễn giả cho rằng, mức độ xã hội hóa đầu tư, vận hành sân bay tại Việt nam còn quá thấp, hạ tầng sân bay tại một số tỉnh nơi công suất dư thừa, nơi còn thiếu. Để tận dụng cơ hội này, Việt Nam cần kết hợp những điểm mạnh của Hà Nội - TP HCM để tạo ra điểm thu hút hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ngành vận tải hàng không Việt Nam cần thêm máy bay nhỏ để vận chuyển hàng hóa. 

Khách hàng không muốn chờ 5 - 6 ngày mới có một chuyến hàng mà họ muốn hàng hóa phải được chuyển đi ngay, nhiều chuyên gia tại hội thảo nhận xét. Ngành vận tải hàng không Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mới thông qua các chính sách tự do hóa và mở cửa bầu trời. Việc gia nhập “sân chơi”của các nhà đầu tư mới, hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều hơn nữa sự cạnh tranh trên thị trường hàng không. Nó không chỉ đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng mà còn mở ra cơ hội bay cho mọi người./.

Cẩm Tú

Tin khác

ACV dự kiến phục vụ trên 1,5 triệu hành khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

ACV dự kiến phục vụ trên 1,5 triệu hành khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) dự kiến sản lượng khai thác các chuyến bay nội địa khoảng 9.000 lượt cất hạ cánh với trên 1,5 triệu khách; trung bình 218.600 hành khách/ngày (tăng 15 - 20% so với ngày bình thường tháng 4/2024).

Giao thông
Tăng tải cung ứng trên các đường bay nội địa đạt tỷ lệ đặt chỗ từ 90% - 100%

Tăng tải cung ứng trên các đường bay nội địa đạt tỷ lệ đặt chỗ từ 90% - 100%

(CLO) Tin từ Cục Hàng không cho biết, cơ quan này tiếp tục có văn bản gửi các hãng hàng không Việt Nam xem xét bổ sung ngay tải cung ứng trên các đường bay nội địa từ Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đến các địa phương dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, cảng hàng không Nội Bài sẽ phục vụ khoảng 440 ngàn lượt khách

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, cảng hàng không Nội Bài sẽ phục vụ khoảng 440 ngàn lượt khách

(CLO) Dự kiến dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5, cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ phục vụ khoảng 2600 lượt chuyến bay với 440 ngàn lượt hành khách đi/đến.

Giao thông
Lâm Đồng tạm ngừng thi công nhiều tuyến đường trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Lâm Đồng tạm ngừng thi công nhiều tuyến đường trong dịp lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày 24/4, Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản gửi cơ đơn vị chức năng triển khai biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường đang thi công trong dịp lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Hà Tĩnh: Xe tải va chạm xe Camry, 4 người thương vong

Hà Tĩnh: Xe tải va chạm xe Camry, 4 người thương vong

(CLO) Va chạm giữa xe tải và xe Camry 5 chỗ trên địa bàn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) khiến 1 người tử vong tại chỗ và 3 người bị thương nặng.

Giao thông