Công bố 19 loài ngoại lai xâm hại đến các loài sinh vật bản địa của Việt Nam

Thứ sáu, 11/01/2019 15:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư công bố Danh mục 19 loài ngoại lai xâm hại và Danh mục 61 loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

Báo Công luận
Rùa tai đỏ, sinh vật ngoại lai gây mất cân bằng hệ sinh thái môi trường. Ảnh minh họa.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai mang một trong các tiêu chí sau: Đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn hoặc gây hại đối với các sinh vật bản địa, phát tán mạnh hoặc gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển ở Việt Nam;

Được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học và được ghi nhận là xâm hại ở khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam hoặc qua khảo nghiệm, thử nghiệm có biểu hiện xâm hại.

Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại là loài ngoại lai đáp ứng một trong các tiêu chí như, có khả năng phát triển và lan rộng nhanh, có biểu hiện cạnh tranh thức ăn, môi trường sống và có khả năng gây hại đến các loài sinh vật bản địa của Việt Nam;

Được ghi nhận là xâm hại tại khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam; được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học của Việt Nam. Theo Bộ quy định Danh mục loài ngoại lai xâm hại của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, có 19 loài thuộc 6 nhóm sau:

Nhóm vi sinh vật gồm: 1. Nấm gây bệnh thối rễ; 2. Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch ở chuột và động vật; 3. Vi-rút gây bệnh chùn ngọn chuối; 4. Vi-rút gây bệnh cúm gia cầm.

Nhóm động vật không xương sống gồm: 1. Bọ cánh cứng hại lá dừa; 2. Ốc bươu vàng; 3. Ốc sên châu Phi; 6. Tôm càng đỏ.  

Nhóm cá gồm: 1. Cá ăn muỗi; 2. Cá tỳ bà bé (cá dọn bể); 3. Cá tỳ bà lớn (cá dọn bể lớn); Nhóm lưỡng cư – Bò sát có: Rùa tai đỏ; Nhóm chim – thú có: Hải ly Nam Mỹ.

Nhóm thực vật gồm: 1. Bèo tây (bèo Lục bình, bèo Nhật Bản); 2. Cây ngũ sắc (bông ổi); 3. Cỏ lào; 4. Cúc liên chi; 5. Trinh nữ móc; 6. Trinh nữ thân gỗ (mai dương).

Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại gồm 61 loài thuộc 5 nhóm. Trong đó, 23 loài thuộc nhóm động vật không xương sống như: Bướm trắng Mỹ, cua xanh, sán ốc sên…;

9 loài thuộc nhóm cá như: Cá chim trắng toàn thân, cá hổ, cá hồi nâu…; 4 loài thuộc nhóm lưỡng cư – bò sát gồm: Ếch ương beo, cóc mía, ếch Caribe, rắn nâu leo cây; 4 loài thuộc nhóm chim – thú gồm: Chồn ecmin, dê hircus, sóc nâu, sóc xám, thú opốt và 21 loài thuộc nhóm thực vật như: Bèo tai chuột lớn, cây cúc leo, cây cứt lợn…

 

Phương Nhi

ngocthanh

Tin khác

PC Bắc Kạn: Nỗ lực giảm tổn thất điện năng

PC Bắc Kạn: Nỗ lực giảm tổn thất điện năng

(NB&CL) Những năm qua, Công ty Điện lực Bắc Kạn đã tập trung nhiều giải pháp như đầu tư nâng cấp và cải tạo sữa chữa lưới điện, tính toán các chế độ vận hành lưới điện tối ưu, ứng dụng công nghệ thông tin đo đếm điện năng... với nỗ lực giảm tổn thất điện năng.

Đời sống
“Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với ngư dân Thanh Hóa

“Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với ngư dân Thanh Hóa

(CLO) Chiều 26/4, Báo Pháp Luật TP HCM phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”.

Đời sống
Đoàn bay 919 của Vietnam Airlines kỷ niệm 65 năm thành lập

Đoàn bay 919 của Vietnam Airlines kỷ niệm 65 năm thành lập

(CLO) Sáng 26/4, Đoàn bay 919 thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), tiền thân là Trung đoàn Không quân vận tải 919, đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm thành lập.

Đời sống
EVNGENCO1 nỗ lực vận hành các nhà máy điện đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống

EVNGENCO1 nỗ lực vận hành các nhà máy điện đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống

(NB&CL) Trong tháng 3/2024, phụ tải hệ thống điện tăng 10,96% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 2,14% so với kế hoạch năm 2024 của Bộ Công Thương. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tăng, EVNGENCO1 đã bám sát chỉ đạo của Bộ Công Thương và EVN triển khai các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện mùa khô 2024, nỗ lực vận hành các nhà máy đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống điện quốc gia.

Đời sống
Đầu tháng 5, miền Bắc có thể đón không khí lạnh, mưa rào, giông lốc

Đầu tháng 5, miền Bắc có thể đón không khí lạnh, mưa rào, giông lốc

(CLO) Chuyên gia khí tượng dự báo, từ những ngày đầu tháng 5, miền Bắc sẽ có khả năng xuất hiện mưa rào và giông trở lại, còn miền Nam gió tây nam cũng có xu hướng xuất hiện, gây mưa giông.

Đời sống