Biến chứng nguy hiểm từ bệnh sốt xuất huyết

Thứ năm, 27/07/2017 09:39 AM - 0 Trả lời

Hiện nay dịch bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh, diễn biến phức tạp và đã len lỏi đến từng ngõ ngách khắp 61 tỉnh, thành phố nước ta. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chủ quan với dịch bệnh nguy hiểm chết người này.

(CLO) Hiện nay dịch bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh, diễn biến phức tạp và đã len lỏi đến từng ngõ ngách khắp 61 tỉnh, thành phố nước ta. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chủ quan với dịch bệnh nguy hiểm chết người này. Bùng phát dịch bệnh Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút Dengue gây nên. Bệnh lây theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti. Loài muỗi này thường hoạt động mạnh vào lúc chạng vạng tối và rạng sáng. Hiện nay, các bệnh viện (BV) đầu ngành truyền nhiễm ở Hà Nội và TP.HCM, số bệnh nhân (BN) mắc sốt xuất huyết (SXH) luôn trong tình trạng quá tải. Ở Hà Nội, những ngày gần đây, số BN đến khám và điều trị SXH tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư đã tăng lên 300 người/ngày. Còn BV Trung ương Quân đội 108 (BV 108), số BN đến khám phát hiện mắc SXH từ 200 - 250 trường hợp/ngày; Số người nhập viện điều trị khoảng 30 - 40  BN/ngày (tăng gấp 4-5 lần cùng kỳ này năm ngoái)… [caption id="attachment_175035" align="aligncenter" width="800"]Báo Công luận
TS Nguyễn Đăng Mạnh thăm khám cho BN điều trị sốt xuất huyết ở BV TƯQĐ 108.[/caption] Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát và diễn biến phức tạp của dịch bệnh là do tình hình dịch bệnh trên thế giới cũng gia tăng về số lượng ca mắc và mở rộng khu vực, trong đó khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nặng nề. Cộng thêm sự biến đổi khí hậu mưa nắng thất thường, người dân còn chủ quan, xem thường bệnh SXH và chưa chủ động thực hiện biện pháp phòng chống dịch bệnh như vệ sinh môi trường, đặc biệt chưa thay đổi đáng kể trong việc trữ nước và loại bỏ các vật phế thải - nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh SXH. Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, SXH thường xảy ra vào mùa mưa từ tháng 5 - 11 hằng năm, nhưng năm nay dịch đến sớm hơn và ngày càng gia tăng ở Hà Nội, mặc dù thành phố đã áp dụng mọi biện pháp để dập dịch. Bệnh SXH có biểu hiện chủ yếu là sốt cao, đau đầu, nhức 2 hốc mắt, da xung huyết, chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam. Để nhận biết có mắc SXH, cần xét nghiệm máu có tiểu cầu giảm, xét nghiệm tìm kháng nguyên NS1 (+), xét nghiệm tìm kháng thể ELISA IgM (+). Những biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Nguyễn Đăng Mạnh phân tích, với SXH, sau khi bị muỗi đốt, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao 3-4 ngày đầu kèm đau mỏi khắp người thì BN lui sốt. Nhưng chính giai đoạn lui sốt này xuất hiện các biến chứng hạ tiểu cầu hoặc cô đặc máu và thiếu thể tích tuần hoàn gây tụt huyết áp, sốc… Cho nên người dân không nên chủ quan và cần đặc biệt lưu ý giai đoạn nguy hiểm này (từ ngày thứ 4-7), bằng cách đi khám và xét nghiệm máu hằng ngày, xác định nguy cơ hạ tiểu cầu và cô đặc máu. Nếu BN xuất hiện các biểu hiện đe dọa như li bì (ở trẻ nhỏ), mệt mỏi, buồn nôn hoặc xuất hiện chảy máu cam, chảy máu chân răng, kinh nguyệt kéo dài, nên đến BV ngay để kịp thời điều trị vì có thể diễn tiến nặng trong 1 vài giờ tới. “Biến chứng nguy hiểm của SXH là sốc do giảm thể tích máu lưu hành hoặc xuất huyết do giảm tiểu cầu đặc biệt là xuất huyết não, xuất huyết nội tạng, nguy cơ gây tử vong rất cao”, TS. Nguyễn Đăng Mạnh nhấn mạnh. Gia đình chị Nguyễn Thị Phương ở Đống Đa, Hà Nội có con mắc SXH sau khi khám ở BV Đống Đa. Để giảm tải, bác sĩ dặn dò chị cách bù nước, hạ sốt và theo dõi điều trị cho BN tại nhà. Chị Phương chia sẻ: “Nghe bác sĩ nói ngày thứ 4-7 thường BN có dấu hiệu hạ sốt nhưng đó chính là giai đoạn dễ bị hạ tiểu cầu. Chỉ số này dưới 50 phải nhập viện nên thời gian này, sáng sáng tôi bắt taxi cho con đến viện làm xét nghiệm máu, có gì còn nhập viện kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm”. Còn chị Trần Ngọc Liên ở Thanh Xuân, Hà Nội lại chọn cách gọi dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà để biết chỉ số tiểu cầu của chồng mắc SXH khi chị thấy ở các BV lớn như Nhiệt đới, 108, Thanh Nhàn, Đống Đa… chỗ nào BN cũng phải nằm ghép, trong khi bác sĩ cho chồng chị điều trị ngoại trú và dặn theo dõi 3 ngày sau sốt, nếu có biểu hiện chảy máu cam hay chảy máu chân răng, mệt mỏi, buồn nôn thì phải đưa ngay vào viện vì tiểu cầu giảm. Tuy nhiên, một số BN vẫn chưa thực sự hiểu biết về vấn đề này, dẫn đến tình trạng để nguy kịch mới nhập viện. Trường hợp nữ sinh đầu tiên ở Hà Nội tử vong do SXH khi vào viện do sốc SXH, dẫn đến ngừng tuần hoàn cũng là một trong những hồi chuông cảnh báo về tình trạng chủ quan, dẫn đến biến chứng nguy hiểm của bệnh này. Trước tình hình bệnh SXH gia tăng bất thường, Bộ Y tế tổ chức cuộc họp khẩn giao ban trực tuyến tại 2 điểm cầu Hà Nội và TP.HCM. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khuyến cáo, bệnh SXH do vi-rút Dengue gây nên hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh. Vì vậy, người dân cần nâng cao nhận thức vệ sinh môi trường, phòng tránh bằng diệt loăng quăng, bọ gậy không cho muỗi phát triển như loại bỏ nơi muỗi trú ngụ, đẻ trứng như phun thuốc diệt muỗi; tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn và dùng kem bôi xua muỗi..../. [su_note note_color="#fefe7e" text_color="#0c0b0b"]Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện đã 61 tỉnh thành phố ghi nhận có trường hợp mắc SXH tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 7 tháng đầu năm, cả nước đã ghi nhận 60.000 trường hợp mắc, có 18 trường hợp tử vong (trong đó Hà Nội có 4 trường hợp tử vong).[/su_note] [su_note note_color="#fefe7e" text_color="#0c0b0b"]“Bệnh nhân SXH trong 3 ngày đầu chưa có biến chứng nên điều trị tại gia đình bằng cách uống nước có pha bột điện giải oresol (pha 1.000ml nước/gói uống hàng ngày), bổ sung vitamin C, B1; uống nhiều nước sinh tố hoa quả và ăn thức ăn dễ tiêu. Khi sốt cao, hạ sốt bằng paracetamol kết hợp với hạ số bằng phương pháp vật lý chườm nước mát, lau người bằng nước ấm, bằng cồn 90 độ để tỏa nhiệt cơ thể. Tuyệt đối không dùng Aspirin hoặc Ibuprofen để hạ sốt vì có thể gây xuất huyết, nguy hiểm tới tính mạng. Nếu có bất thường như mệt lả, nôn, đau bụng, xuất huyết cần đến ngay BV để khám và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng”, TS. Nguyễn Đăng Mạnh.[/su_note]

Lưu Hường 

Tin khác

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe