Bội chi gần 1 nghìn tỷ đồng, khám chữa bệnh BHYT bộc lộ nhiều bất cập

Thứ bảy, 28/04/2018 19:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo BHXH Việt Nam, các vấn đề liên quan đến BHYT vẫn còn nhiều bất cập, nợ đọng BHXH vẫn tiếp tục tăng. Đặc biệt, chỉ tính từ đầu năm tới nay, số tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) phải chi trả cho tiền giường bệnh nhân điều trị nội trú tăng gần 1 nghìn tỷ đồng.

Vấn đề đáng chú ý trong thanh toán BHYT 4 tháng đầu năm là tỷ lệ điều trị nội trú tăng cao. Tỷ lệ chung toàn quốc 8,6%. Các tỉnh có tỷ lệ bệnh nhân vào điều trị nội trú cao hơn tỷ lệ chung: Phú Thọ (17,72%); Hà Giang (17,46%); Thanh Hóa (16,5%); Sơn La (16,46%), Vĩnh Phúc (16.19%). Chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 4 tháng đầu năm 2018, tính đến 24/4/2018, các cơ sở y tế đã gửi 49,9 triệu hồ sơ lượt khám chữa bệnh; chi phí đề nghị thanh toán: 26.120 tỷ đồng. 

So với cùng kỳ 2017 số lượt khám bệnh, chữa bệnh tăng 12,08%; chi khám chữa bệnh BHYT tăng 19,21%, bằng 28,93% dự toán được giao. Ông Vũ Xuân Bằng, Phó ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXHVN) cho rằng, tiền giường cho ngày điều trị tăng gần 1.000 tỷ là vấn đề cần phải được quan tâm. Ông Bằng lý giải, vì số lượng người vào điều trị nội trú tăng cao nên đã đẩy tiền giường tăng bất thường. Từ đầu năm đến nay, một bệnh nhân được BHYT chi trả hơn 1,3 tỷ đồng. Đây là bệnh nhân N.M.H mã thẻ BHYT GT422 quê ở Vân Đồn, Quảng Ninh khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ 2/3 đến 10/4/2018. 

Ngoài bệnh nhân nói trên, trong 4 tháng đầu năm có 359 bệnh nhân được BHYT thanh toán mỗi người trên 300 triệu đồng. Ngoài ra còn hơn 1.231 bệnh nhân được BHYT thanh toán với số tiền từ 100 đến 200 triệu đồng/người. Chi phí khám chữa bệnh (KCB) bằng bảo hiểm y tế (BHYT) trong năm 2017 cũng như 3 tháng đầu năm 2018 tăng đột biến, trong đó có nguyên nhân do lạm dụng kỹ thuật cao cũng như chỉ định bệnh nhân nhập viện ở cả những bệnh hắt hơi, sổ mũi. Trong 3 tháng đầu năm 2018, chi phí KCB BHYT là 3.275 tỷ đồng, tăng cao hơn so với cùng kỳ. 

Báo Công luận
Chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 4 tháng đầu năm 2018, tính đến 24-4-2018, các cơ sở y tế đã gửi 49,9 triệu hồ sơ lượt khám chữa bệnh; chi phí đề nghị thanh toán: 26.120 tỷ đồng.  

Nguyên nhân được ông Thuật chỉ ra, đó là do tăng giá dịch vụ y tế bao gồm cả tiền lương và tiền phụ cấp của cán bộ y tế, do thông tuyến khám chữa bệnh, mở rộng quyền lợi khám chữa bệnh BHYT… Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác, đó là các cơ sở chỉ định bệnh nhân vào nội trú rộng rãi và kéo dài ngày nằm viện, kể cả các bệnh thông thường như cúm, viêm họng cũng được chỉ định nhập viện, thậm chí chỉ định nằm ở phòng Hồi sức tích cực, Hồi sức cấp cứu. Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ y tế có giá bất hợp lý, một số dịch vụ kỹ thuật có quy trình thực hiện giống nhau nhưng giá khác nhau và chênh lệch nhiều, các bệnh viện thường lựa chọn dịch vụ kỹ thuật có giá cao hơn để thanh toán. 

Theo đó, số lượt khám, chữa bệnh gia tăng cao nhất tại tuyến huyện với 12,8 triệu lượt, tăng 17,9%; tuyến tỉnh tăng 15,7%; tuyến T.Ư tăng 5%. 84 bệnh viện có tỷ lệ vào điều trị nội trú bất thường trên 40%, 17 trung tâm y tế có tỷ lệ chi bình quân ngoại trú tăng cao... Riêng chi phí đặt Stent động mạch vành hai tháng đầu năm lên đến 124 tỷ đồng. Hiện nay, theo dữ liệu trên Hệ thống giám sát của BHXH Việt Nam đã có 63/63 tỉnh, TP sử dụng vượt quỹ KCB được sử dụng. Trong đó, 9 tỉnh, TP có tỷ lệ sử dụng vượt quỹ KCB khoảng 30% (gồm: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Kiên Giang, Quảng Nam, Quảng Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long). 

Ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban, phụ trách Ban Thực hiện Chính sách Bảo hiểm Y tế (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) cho rằng với con số chi KCB BHYT tăng như trong quý I/2018, nếu không có giải pháp chặt chẽ ngay từ đầu năm sẽ khó đảm bảo được dự toán Chính phủ giao. Theo BHXH Việt Nam, ước hết tháng 3 số chi KCB BHYT chiếm 23% trên tổng dự toán chi KCB BHYT do Thủ tướng Chính phủ giao. 

Cân đối thu chi 2 tháng đầu năm, quỹ BHYT đã chi trả cho 24,775 triệu lượt KCB trong đó số lượt ngoại trú chiếm 91%, nội trú chiếm 9%, với tổng số tiền là 12.577 tỷ đồng vượt khoảng 18% quỹ KCB BHYT được sử dụng, trong đó số chi ngoại trú chiếm khoảng 40,3%, số chi nội trú chiếm khoảng 59,7%. Quy định hiện hành về giá dịch vụ y tế thuộc diện thanh toán bảo hiểm y tế đang có một số bất cập. Ví dụ có một số dịch vụ y tế được định giá quá cao, điển hình là chi phí tiền giường bệnh. Hiện chi phí tiền giường bệnh được xây dựng trên cơ sở 1 giường có từ 1-1,3 nhân viên y tế, nhưng thực tế nhiều bệnh viện chỉ đạt 1 giường có từ 0,4-0,7 nhân viên y tế; một số loại trang bị tính vào chi phí tiền giường nhưng giờ không còn dùng nữa, hoặc không được trang bị như tiền màn, tiền nước, máy hút ẩm... 

Theo đó, cần điều chỉnh giá dịch vụ y tế về mức sát nhất, trên cơ sở khảo sát thực tế tại các bệnh viện. Dự kiến, thông tư về giá dịch vụ y tế mới sẽ có trong tháng 5 tới. BHXH Việt Nam cũng đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, TP thực hiện công khai các dịch vụ, danh mục thuốc, vật tư được thanh toán BHYT, tích cực giải thích để người dân hiểu đúng quyền lợi của mình. Bộ Y tế cũng đã có chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, chấn chỉnh việc thu thêm các chi phí bất hợp lý, bảo đảm quyền lợi BHYT của người dân. 

Ngành BHXH tiếp tục cần có những giải pháp nhằm bảo đảm việc sử dụng hiệu quả quỹ BHYT. Để quỹ BHYT được sử dụng hiệu quả, từ nay đến cuối năm, BHXH cần phối hợp với Sở Y tế các địa phương làm việc với các cơ sở KCB BHYT gia tăng bất thường trong việc chỉ định thuốc, dịch vụ kỹ thuật, chỉ định bệnh nhân rộng rãi, chưa hợp lý yêu cầu rà soát lại việc chỉ định thuốc cũng như những dịch vụ bất hợp lý./.

Huyền Thu

 

Tin khác

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe