Tăng tuổi nghỉ hưu: Phù hợp với xu thế chung

Thứ năm, 25/01/2018 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ LĐ-TB&XH vừa có dự thảo Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, trong đó có đề xuất 2 phương án về tuổi nghỉ hưu (giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như hiện nay hoặc nâng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình nam lên 62, nữ lên 60).

Giải pháp cần thiết

Theo TS.Bùi Ngọc Thanh- nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hiện có 7 căn cứ để Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đối với NLĐ. Trong những năm 1960, tuổi thọ trung bình của nam là 55 tuổi và nữ là 60 tuổi, nhưng nay tăng lên tương ứng 70,8 và 76,1 tuổi. Trong khi đó, tuổi hưu trung bình của nam là 54,2 tuổi (Luật quy định  60 tuổi) và nữ 52,6 tuổi (Luật quy định 55 tuổi). Điều này có nghĩa, thời gian hưởng lương hưu còn rất dài (trung bình của nam 16,6 năm và nữ 23,5 năm). Đáng chú ý, trong thực tế, nhiều người dù nghỉ hưu, nhưng vẫn có đủ sức khỏe tiếp tục tham gia lao động…

Bên cạnh đó, dân số Việt Nam cũng đang chuyển sang giai đoạn già hóa, nguy cơ thiếu hụt lao động trẻ đang hiện hữu. Quỹ BHXH dài hạn (hưu trí, tử tuất) thiếu bền vững nếu duy trì tuổi nghỉ hưu như hiện tại. Nhiều nước trên thế giới cũng đã tăng tuổi nghỉ hưu như: Ở Australia năm năm 2002, nam nghỉ hưu 65 tuổi và nữ 62,5 tuổi; dự kiến đến năm 2035, nam và nữ sẽ nghỉ khi đủ 65 tuổi. Tại CHLB Đức, hiện nay nam nghỉ khi 65 tuổi và nữ 61 tuổi; dự kiến đến 2035, cả nam và nữ nghỉ khi đủ 65 tuổi. Ở Nhật Bản, năm 2002 nam và nữ nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi; dự kiến đến 2035 sẽ tăng lên 65 tuổi… Việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tận dụng được nguồn lực lao động có trình độ cao, có kinh nghiệm.

Báo Công luận
 
Giải quyết những Bất cập

Hiện nay, tốc độ già hóa dân số ở nước ta đang tăng nhanh. Theo thống kê, năm 2008, tỉ lệ người trên 60 tuổi ở Việt Nam là 9,5%; năm 2014 tăng lên 10,5%. Dự báo đến năm 2020, tỉ lệ người trên 60 tuổi chiếm 12,4% dân số; năm 2030 là 15,8% và năm 2040 là 20,8%. Già hoá dân số ảnh hưởng rất lớn đến quỹ BHXH, do tỉ số giữa số người đóng BHXH trên số người hưởng lương hưu ngày càng giảm đi, dẫn tới nguồn thu của quỹ BHXH có xu hướng giảm và nguồn chi có xu hướng tăng- tức khả năng chi trả và an toàn của quỹ sẽ mất cân đối, nếu không có sự điều chỉnh kịp thời về chính sách hoặc sự hỗ trợ của Nhà nước. Theo kinh nghiệm của một số quốc gia, để giảm thiểu ảnh hưởng của già hoá dân số đối với hệ thống BHXH, cần điều chỉnh tăng tuổi làm việc của NLĐ.

Theo tính toán của ILO, từ năm 2023, quỹ hưu trí và tử tuất của Việt Nam sẽ rơi vào trạng thái thu trong năm không đủ bù chi trong năm, mà phải bắt đầu trích từ phần quỹ kết dư để chi trả. Từ năm 2034, phần quỹ kết dư được chi trả hết, dẫn đến Nhà nước phải bố trí ngân sách để bù đắp. Nguyên nhân của việc mất cân đối là quan hệ giữa mức đóng và mức hưởng, thời gian đóng và thời gian hưởng chưa phù hợp. Do đó, để bảo đảm bền vững tài chính của quỹ, nếu không tăng tuổi nghỉ hưu, thì chỉ có 2 cách: Nâng mức đóng của NLĐ và DN hoặc giảm mức hưởng lương hưu của NLĐ. Nếu nâng mức đóng sẽ khó khăn, vì tăng gánh nặng tài chính của NLĐ và làm giảm sức cạnh tranh của DN; còn nếu giảm mức hưởng lại khó đảm bảo cuộc sống cho người hưởng lương hưu. Vì vậy, nâng tuổi nghỉ hưu để cân bằng giữa đóng và hưởng là giải pháp khả thi nhất.

Theo ông Doãn Mậu Diệp- Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, không phải tất cả các ngành, nghề đều nâng tuổi nghỉ hưu như đề xuất, mà tuỳ thuộc vào công việc cụ thể. Qua giám định sức khoẻ, nếu NLĐ có mức suy giảm sức khoẻ thì họ có quyền được nghỉ hưu trước tuổi. Đặc biệt, trong thiết kế chính sách sắp tới, sẽ tăng lợi ích của những người tiếp tục tham gia hoặc bảo lưu thời gian tham gia BHXH để cải thiện tốt hơn chế độ lương hưu, tránh tình trạng lương hưu quá thấp như phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

“Ngay trong phương án điều chỉnh tiền lương hưu năm nay cũng có những điều chỉnh phù hợp. Những nhóm có lương hưu thấp và về hưu trước năm 1995 có thể điều chỉnh ở mức tăng tuyệt đối nhiều hơn. Những người có mức lương cao sẽ có mức lương tuyệt đối ít hơn; không điều chỉnh theo cùng mức, bởi dễ nảy sinh bất cập…”- ông Diệp chia sẻ.

V.Thu

Tin khác

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe