Yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lao động trong bối cảnh mới

Thứ tư, 02/05/2018 07:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Yêu cầu của hội nhập cùng sự phát triển nhanh chóng của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang đặt ra cho Việt Nam những yêu cầu và thách thức mới trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là năng suất lao động (NSLĐ).

Đầu tháng 4/2018, Ngân hàng Phát triển châu Á công bố khảo sát về lao động đã chỉ rõ thách thức mà các DN FDI tại Việt Nam gặp phải trong tìm được ứng cử viên cho các vị trí việc làm đòi hỏi tay nghề cao. Đó là khoảng 70 - 80% ứng viên cho các vị trí quản lý và kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu.

 Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo còn bất hợp lý, thiếu hụt nhân lực là kỹ sư thực hành, công nhân kỹ thuật bậc cao. Kết nối cung cầu trên thị trường lao động còn nhiều bất cập. 

Là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quyết định mức độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động (NSLĐ) có tác động sống còn tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế. 

Thế nhưng NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia chỉ rõ, Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là lao động bậc trung, chỉ đáp ứng được 20 - 30% nhu cầu lao động giai đoạn 2015 - 2020. 

Tỷ lệ thiếu hụt trình độ chuyên môn kỹ thuật chung của nền kinh tế trong giai đoạn này tăng từ 28% lên 33%... 

Cải thiện và thúc đẩy tăng NSLĐ là một trong những vấn đề cốt lõi đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Tăng năng suất lao động chính là yếu tố quyết định tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) và của nền kinh tế.

 NSLĐ cao đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, chống tụt hậu so với các nước trong khu vực. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế để tăng năng suất là vấn đề rất cấp bách hiện nay. 

Một trong những nguyên nhân khiến NSLĐ của Việt Nam còn thấp được ông Lâm nhấn mạnh là do chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao động còn thấp. Đến cuối năm 2017, chỉ có 21,5% lao động cả nước đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, trong đó khu vực nông thôn rất thấp, chỉ khoảng 13%. 

Báo Công luận
 Cải thiện và thúc đẩy tăng NSLĐ là một trong những vấn đề cốt lõi đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 

Tính theo PPP 2011, NSLĐ của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia và bằng 56,7% NSLĐ của Philippines. Đáng chú ý là chênh lệch về NSLĐ giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong việc bắt kịp mức NSLĐ của các nước. 

Bên cạnh đó, NSLĐ của Việt Nam đang rất thấp so với nhu cầu phát triển. Với tốc độ tăng NSLĐ bình quân khoảng 4,7% giai đoạn 2011 - 2017, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tụt lại phía sau khi mà tốc độ tăng năng suất đang thấp hơn tốc độ tăng bình quân của GDP khoảng 6,21% cùng thời kỳ, và cũng thấp hơn tốc độ tăng lương thực tế bình quân khoảng 12,59%/năm. 

Xét ở khía cạnh này có thể thấy, tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam cao hơn các nước khác nhưng chênh lệch về năng suất lao động của chúng ta với các nước khác cũng cao. 

Do đó nền kinh tế phải nỗ lực rất lớn mới có thể rút ngắn được khoảng cách này. Lý giải nguyên nhân dẫn tới nghịch lý này, ông Ngô Văn Tuấn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, vấn đề nằm ở chỗ NSLĐ của Việt Nam thời gian qua có tăng song chủ yếu vẫn theo chiều rộng, chưa theo chiều sâu, do phần lớn vẫn dựa vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, mà chưa phải là sự cải thiện NSLĐ trong nội tại từng ngành kinh tế.

 Do đó, ở từng nhóm ngành cụ thể vẫn thiếu hụt lao động chất lượng cao, bản thân các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh gay gắt để thu hút lao động. Đơn cử như những ngành liên quan đến công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ xanh, công nghệ tái tạo vẫn đang “khát’ nhân lực ở phân khúc cao. 

Theo như dự báo, trong vòng 5 năm tới, nước ta sẽ thiếu hụt lượng lớn lao động về CNTT, chuyên viên cấp cao khi nguồn nhân lực trong nước mới chỉ đáp ứng được từ 60-70% nhu cầu của thị trường. 

Trong 1 số lĩnh vực như tài chính ngân hàng, kiểm toán, nhà hàng khách sạn, chúng ta cũng vẫn đang rất thiếu đội ngũ chuyên viên cấp cao, CEO, nhà quản lý, phải thuê lao động nước ngoài. Một số ngành nghề hiện nay có nhu cầu lớn nhưng các trường trong nước lại chưa thể đào tạo như tự động hóa về máy học, xử lý số lớn… 

Việt Nam cũng đã đưa ra chính sách để thu hút nhà khoa học, chuyên gia cấp cao là Việt kiều về làm việc, tuy nhiên số này chưa nhiều. 

Để cải thiện chất lượng khu vực quan trọng này, Tổng cục Thống kê đề xuất Chính phủ nhiều giải pháp, trong đó tập trung các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp sắp xếp lại để có quy mô lao động tối ưu. 

Nhà nước với vai trò là “bà đỡ” cần có chính sách tập trung phát triển nhóm ngành có NSLĐ cao và tạo ra nhiều công ăn việc làm như công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử, các ngành dịch vụ để từ đó tạo tác động lan tỏa mạnh, kéo theo việc gia tăng năng suất cho cả nền kinh tế. Đây là yếu tố quyết định tới chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. 

Cùng với đó, các nhân tố về điều kiện sản xuất, cơ sở hạ tầng, môi trường lao động, tư liệu sản xuất và năng lực quản lý của lãnh đạo cũng là những yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp tới NSLĐ. 

Để nâng cao trình độ và năng suất của người lao động, Việt Nam cần đầu tư mạnh vào giáo dục, bởi đây là yếu tố quan trọng tạo ra tăng trưởng cho giai đoạn tiếp theo của nền kinh tế. 

Cải cách này cần theo hướng: Đổi mới về tư duy trong quản lý và hoạch định chính sách giáo dục cao đẳng và đại học; tăng cường kết nối giữa 3 chủ thể (cơ quan quản lý nhà nước, các nhà quản lý cơ sở giáo dục; chủ sử dụng lao động/DN).

 Rõ ràng, bài toán về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, trong bối cảnh hiện nay đã có thêm những tiêu chí, điều kiện ràng buộc mới hết sức khó khăn, đòi hỏi sự đổi mới toàn diện công tác đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu mới./.

Huyền Thu

Tin khác

PC Bắc Kạn: Nỗ lực giảm tổn thất điện năng

PC Bắc Kạn: Nỗ lực giảm tổn thất điện năng

(NB&CL) Những năm qua, Công ty Điện lực Bắc Kạn đã tập trung nhiều giải pháp như đầu tư nâng cấp và cải tạo sữa chữa lưới điện, tính toán các chế độ vận hành lưới điện tối ưu, ứng dụng công nghệ thông tin đo đếm điện năng... với nỗ lực giảm tổn thất điện năng.

Đời sống
“Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với ngư dân Thanh Hóa

“Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với ngư dân Thanh Hóa

(CLO) Chiều 26/4, Báo Pháp Luật TP HCM phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”.

Đời sống
Đoàn bay 919 của Vietnam Airlines kỷ niệm 65 năm thành lập

Đoàn bay 919 của Vietnam Airlines kỷ niệm 65 năm thành lập

(CLO) Sáng 26/4, Đoàn bay 919 thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), tiền thân là Trung đoàn Không quân vận tải 919, đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm thành lập.

Đời sống
EVNGENCO1 nỗ lực vận hành các nhà máy điện đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống

EVNGENCO1 nỗ lực vận hành các nhà máy điện đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống

(NB&CL) Trong tháng 3/2024, phụ tải hệ thống điện tăng 10,96% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 2,14% so với kế hoạch năm 2024 của Bộ Công Thương. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tăng, EVNGENCO1 đã bám sát chỉ đạo của Bộ Công Thương và EVN triển khai các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện mùa khô 2024, nỗ lực vận hành các nhà máy đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống điện quốc gia.

Đời sống
Đầu tháng 5, miền Bắc có thể đón không khí lạnh, mưa rào, giông lốc

Đầu tháng 5, miền Bắc có thể đón không khí lạnh, mưa rào, giông lốc

(CLO) Chuyên gia khí tượng dự báo, từ những ngày đầu tháng 5, miền Bắc sẽ có khả năng xuất hiện mưa rào và giông trở lại, còn miền Nam gió tây nam cũng có xu hướng xuất hiện, gây mưa giông.

Đời sống