Chip T2 khiến máy Mac đời mới khó sửa chữa hơn

Thứ sáu, 16/11/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Những chiếc Mac đời mới (iMac Pro, Macbook Pro 2018) yêu cầu chạy một công cụ chẩn đoán độc quyền của Apple sau khi thay thế bo mạch chủ hoặc cảm biến Touch ID trên thiết bị. Chính vì vậy, người dùng sẽ không thể mang máy đi sửa chữa ở những địa điểm không được Apple ủy quyền.

Báo Công luận
Con chip T2 trên các máy Mac đời mới. 

Chip T2 hoạt động như một bộ đồng xử lý, được thiết kế tùy chỉnh để xử lý dữ liệu vân tay trên Touch ID, lưu trữ các mã khóa cần thiết nhằm khởi động máy an toàn và ngăn virus từ xa. 

Đây là nỗ lực mới nhất của “Táo khuyết” trong việc ngăn chặn người dùng sửa chữa thiết bị ở những dịch vụ bên ngoài, không thuộc Apple hoặc không được hãng cấp phép. Với T2, máy Mac chỉ chấp thuận các bộ phận thay thế sau khi khởi động lại nếu chúng đến từ nguồn được ủy quyền.


Apple nói rằng, phần lớn các công việc sửa chữa có thể được tiến hành mà không cần đến công cụ chẩn đoán và hầu hết chủ sở hữu máy Mac sẽ không bao giờ thay thế bo mạch chủ hoặc cảm biến Touch ID. 

Đồng thời, việc chạy bộ phần mềm chẩn đoán trên thiết bị tích hợp T2 có thể là cách để đảm bảo tất cả các tính năng bảo mật được kích hoạt bởi chip vẫn còn nguyên vẹn sau khi sửa chữa.

Hiện vẫn chưa rõ giao thức này đã có từ thời iMac Pro năm ngoái hay mới được thiết lập gần đây. Tháng trước, MacRumors và Motherboard cũng đã đăng tin về việc Apple ngăn chặn cửa hàng bên thứ ba thay thế các bộ phận như bo mạch chủ hay Touch ID cho iMac Pro và Macbook Pro. 

Để thay thế những bộ phận trên, kỹ thuật viên cần chạy bộ cấu hình hệ thống AST 2 – công cụ mà Apple chỉ phân phối cho Apple Store và những cửa hàng ủy quyền (ASP).

Dù Apple có thể đã không khởi tạo giao thức xác thực “linh kiện chính hãng” cho tất cả các thiết bị được trang bị T2 hoặc không yêu cầu nó trên các bộ phận phần cứng khác, họ vẫn bị phản đối từ các cửa hàng sửa chữa hoặc công ty chuyên bán dụng cụ sửa chữa như iFixit. Nhiều người chỉ trích Apple không tôn trọng quyền lợi người dùng, "bòn rút" từng đồng của họ và thậm chí là gây hại cho môi trường.

Mới đây, Apple giới thiệu MacBook Air và Mac mini mới như những sản phẩm đầu tiên được sản xuất bằng nhôm tái chế. Một báo cáo khác cho biết Apple đang có kế hoạch mở rộng dịch vụ sửa chữa để phục vụ người dùng sở hữu các model đời cũ như iPhone 4S và MacBook Pro 2012.

 Họ dường như cũng đã làm pin MacBook Air dễ thay thế hơn và cho phép người dùng Mac mini 2018 thay thế RAM. Tuy nhiên, các thiết bị của Apple vẫn thuộc dạng khó sửa chữa nhất trong ngành vì đi kèm nhiều ốc vít tùy chỉnh và kết cấu nguyên khối, dẫn đến việc phần lớn chủ sở hữu iPhone và máy Mac phải phụ thuộc vào Apple Store cùng mạng lưới liên kết được cấp phép khi có nhu cầu sửa chữa.

Đó thực sự là vấn đề lớn nếu người dùng không sống gần Apple Store hoặc một trong những cửa hàng ủy quyền. Cùng với việc giá dịch vụ do Apple cung cấp thường đắt hơn đáng kể, người dùng có nhiều lý do để lựa chọn sửa chữa ở bên ngoài. Apple cũng đi ngược với điều luật “quyền được sửa chữa” đề nghị họ phải đồng ý rằng: Những người thích tự sửa đồ và các cửa hàng bên thứ ba có quyền được hướng dẫn và sử dụng công cụ cần thiết cho việc sửa chữa.

Khi quy trình thực hiện khó khăn, chủ sở hữu thiết bị Apple sẽ mua một thiết bị mới thay vì sửa chữa hoặc tân trang chiếc máy hiện tại – hành động có hại cho môi trường bởi vật liệu không được tái sử dụng hiệu quả và tài nguyên mới tiếp tục được sử dụng để đưa vào sản xuất. 

Với sự tồn tại của chip bảo mật T2 cùng yêu cầu chẩn đoán để xác thực, máy Mac sẽ sớm trở nên khó sửa chữa hơn nữa và có thể đưa Apple vướng vào những rắc rối về mặt pháp lý. Còn nhớ, lỗi 53 làm hỏng iPhone khi sử dụng linh kiện bên thứ ba đã khiến Apple đối mặt với những vụ kiện cáo để rồi phải phát triển bản sửa lỗi.

Thậm chí, Chính phủ Úc đã phạt Apple 6.6 triệu USD khi nhân viên Apple Store thông báo cho người dùng rằng chiếc điện thoại bị brick của họ không thể khôi phục. Năm ngoái, việc làm chậm iPhone cũ để phòng ngừa tình trạng pin yếu dẫn đến tắt nguồn đột ngột cũng đã khiến Apple bị Quốc hội điều tra. Chốt lại vấn đề, Wiens đến từ iFixit cho biết: "Nếu Apple yêu cầu công cụ chẩn đoán trên tất cả các bo mạch chủ và Touch ID khi thay thế trong tương lai thì sẽ gây hại cho cả người dùng, Apple lẫn môi trường”. 

Hoàng Anh/Theo The Verge


Tags:

Tin khác

Phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030

Phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030

(CLO) Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030, trong đó bao gồm 100.000 sinh viên tại 30 trường Đại học trên cả nước.

Sức sống số
Đánh giá bộ sạc nhanh 50W của Samsung sắp ra mắt

Đánh giá bộ sạc nhanh 50W của Samsung sắp ra mắt

(CLO) Samsung, một trong những nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực điện thoại di động, đang chuẩn bị ra mắt một sản phẩm mới - bộ sạc nhanh 50W.

Sức sống số
Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý tài sản ảo theo tiêu chuẩn VASP

Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý tài sản ảo theo tiêu chuẩn VASP

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, ngày 24/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.

Sức sống số
Xem trước mẫu Galaxy Z Fold6 ra mắt trong thời gian tới

Xem trước mẫu Galaxy Z Fold6 ra mắt trong thời gian tới

(CLO) Samsung dự kiến sẽ ra mắt mẫu smartphone màn hình gập tiếp theo của họ là Galaxy Z Fold6 trong khoảng 3 tháng tới đây, máy sẽ có ít nhất 5 tùy chọn màu sắc.

Sức sống số
Apple ấn định ngày ra mắt iPad thế hệ mới vào 7/5/2024

Apple ấn định ngày ra mắt iPad thế hệ mới vào 7/5/2024

(CLO) Apple mới đây vừa mang đến một bất ngờ cho người dùng khi công bố một sự kiện đặc biệt vào ngày 7/5/2024 với chủ đề là “Let Loose”.

Sức sống số