Bến Tre: Xây dựng đầu ra hiệu quả, tạo sức bật cho nông nghiệp

Thứ sáu, 20/10/2017 14:30 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, thổ nhưỡng tốt, Bến Tre có rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển ngành nông nghiệp, thủy hải sản, chăn nuôi và du lịch sinh thái. Dừa và bưởi da xanh là những đặc sản của Bến Tre. Sản phẩm từ dừa được khách hàng yêu thích, đem lại nguồn thu kinh tế lớn, đặc biệt là giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động địa phương bằng nhiều hình thức lao động khác nhau như chế biến, sản xuất thủ công mỹ nghệ, các thực phẩm như bánh kẹo, tinh dầu…

Đặc sản vẫn mò mẫm “đầu ra”

Với gần 200 cơ sở chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng từ dừa, mỗi năm Bến Tre xuất khẩu đạt trên 150 triệu USD, chiếm 23,84% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Tuy vậy, sự phát triển của ngành dừa ở Bến Tre còn bộc lộ một số hạn chế. Nhiều cơ sở nhỏ và hộ gia đình chế biến dừa bằng thủ công, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh chưa cao. Đặc biệt, vấn đề đầu ra còn manh mún, mạnh ai nấy làm, chưa có sự liên kết, đồng bộ dẫn đến bất ổn trên thị trường.

Chung tình trạng với ngành dừa, 5.500 ha bưởi da xanh, với sản lượng đạt gần 48.000 tấn/ năm của tỉnh cũng phải “mò mẫm” đầu ra. Hiện nay trên toàn tỉnh có 46 HTX và khoảng 1.380 tổ, nhóm, CLB hợp tác đang hoạt động trên các lĩnh vực. Trong đó có 661 tổ hợp tác (THT) hoạt động theo Nghị định 151 của Chính phủ (theo báo cáo năm 2016). Tuy nhiên, những địa chỉ này chỉ mới hỗ trợ được phần nào trong vấn đề chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao khoa học kỹ thuật, ... còn đầu ra cho sản phẩm vẫn rất khiêm tốn, chỉ có 6 HTX gắn với hoạt động đầu vào - đầu ra, còn lại người dân “tự bơi” là chính.

Bà Trần Thị Xê, một nông dân ở ấp Quới Thạnh Đông, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành cho biết: “Gia đình tôi là tổ viên Tổ hợp tác xã Phú Thành cùng 116 tổ viên với 54,7 ha bưởi da xanh. Chúng tôi tham gia THT để chia sẻ kinh nghiệm trong cách chọn giống, chăm sóc, bón phân, định kỳ phun thuốc. Ngoài ra chúng tôi còn được Hội Nông dân, cán bộ phòng nông nghiệp địa phương trực tiếp xuống hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Riêng khâu tiêu thụ thì chúng tôi phải tự tìm lấy. Hiện nay đang có Công ty Hà Lan từ Cần Thơ lên thu mua”.

Không chỉ có dừa hay bưởi da xanh, Bến Tre còn nhiều sản phẩm như: Cây cảnh, cây giống, bánh phồng ở Giồng Trôm, nhãn ở Bình Đại, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, thủy hải sản, … đến cả đặc sản rượu truyền thống Phú Lễ vẫn tự mày mò tìm nơi tiêu thụ.

“Rượu truyền thống Phú Lễ dù được chính địa phương hỗ trợ bằng việc xúc tiến, quảng bá sản phẩm, tuy nhiên lượng tiêu thụ còn hạn chế, nhiều khi phải bán nguyên phẩm cho các nhà máy rượu tỉnh bạn”- Bà Trần Thị Lan, Phó Giám đốc HTX rượu nếp truyền thống Phú Lễ cho biết.

Ngay đàn bò thịt gần 200 ngàn con ở Bến Tre khi xuất chuồng cũng phụ thuộc vào thương lái. Các thương lái mua rồi chở lên TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành để xẻ thịt rồi đem ra thị trường tiêu thụ. Giải đáp câu hỏi của phóng viên về nguy cơ tồn đọng lượng bò nếu thương lái ngừng thu mua hay thị trường có sự biến động giá cả, ông Dương Văn Chương – Phó Chủ tịch huyện Ba Tri nói: “Dù Ba Tri có số lượng bò gần 99.000 con, nhưng so với mức tiêu thị trên thị trường hiện nay thì chừng ấy bò chỉ là số nhỏ, vì thế có bao nhiêu bò xuất chuồng đều được thương lái thu mua hết”.                  

Báo Công luận
 Ông bà Trần Thị Xê ra thăm vườn bưởi da xanh sắp thu hoạch của gia đình.
Khẩn trương xây dựng kênh phân phối ổn định

Xét về lâu dài, nếu Bến Tre không đẩy mạnh khâu tiêu thụ, hay xây dựng kênh phân phối ổn định thì “nút thắt” kìm hãm việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ngành nông nghiệp rất dễ xảy ra. Câu chuyện “giải cứu” hành tím ở tỉnh Sóc Trăng hay khoai lang của tỉnh Vĩnh Long... vẫn còn đó. Tâm lý thấy giá tăng, nông dân đổ xô trồng ồ ạt, đến khi thị trường dư thừa, thương lái không mua thì rớt giá, là một dẫn chứng cho việc thiếu những chiến lược cụ thể. Bài học đắt giá có thể lặp lại bất cứ lúc nào trên nhiều loại nông sản trong thời gian tới vì đến nay kiểu sản xuất “theo phong trào” vẫn còn diễn ra phổ biến ở các tỉnh, thành ĐBSCL.

Đầu ra không có hoặc yếu là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không bền vững, thiệt hại lớn về kinh tế. Vấn đề này ông Ngô Tất Thắng – Phó Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương chỉ rõ: “Phải làm sao để phân biệt được bưởi da xanh Bến Tre với các địa phương khác? Tại sao chưa thực hiện việc truy xuất nguồn gốc? Đó là vấn đề mà lãnh đạo chính quyền Bến Tre cần lưu tâm hơn. Hay như việc Bến Tre chưa có cơ sở giết mổ tập trung, chưa có nhà máy đông lạnh để biến công đoạn chuyển con bò ra thành phẩm và đem đến siêu thị, thì chưa thể phát triển bền vững.  

Trước thực trạng đó,  năm 2017 UBND tỉnh Bến tre đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành xây dựng đề cương đề án để triển khai “Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn toàn tỉnh Bến Tre để phát triển sản xuất, sản phẩm, dịch vụ,… có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt xây dựng đầu ra thật sự hiệu quả, tạo sức bật cho ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

 Thái Sơn

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô