Cải cách môi trường kinh doanh: Thước đo quan trọng nhất là sự hài lòng của doanh nghiệp

Thứ hai, 26/11/2018 14:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Bởi suy cho cùng thước đo quan trọng nhất là sự hài lòng của doanh nghiệp. Bởi chính hiệu ứng thực tiễn, tác động thực tiễn mới là tiêu chuẩn cuối cùng và quan trọng nhất để đánh giá chương trình cải cách hay lĩnh vực cải cách có thực sự thành công hay không” - Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Báo Công luận
Phương pháp quản lý an toàn thực phẩm chủ yếu đã thay đổi từ tiền kiểm sang hậu kiểm (Ảnh TL)

Doanh nghiệp thực phẩm “dễ thở”

Một trong những kết quả được nhiều doanh nghiệp ghi nhận nhất về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa là Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm .

Theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP về an toàn thực phẩm, thủ tục chứng nhận và công bố sự phù hợp rất khó khăn. Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), mỗi năm có từ 35.000 – 45.000 trường hợp phải làm thủ tục này. Trung bình doanh nghiệp sẽ mất khoảng 4 tháng với chi phí 10 triệu đồng đối với thực phẩm thường và 30 triệu đồng đối với thực phẩm chức năng để hoàn tất chứng nhận và công bố sự phù hợp.

Còn với Nghị định 15, phương pháp quản lý an toàn thực phẩm chủ yếu đã thay đổi từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Thay vì phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có thể tự công bố an toàn thực phẩm. Nhà nước sẽ tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với những trường hợp công bố không chính xác.

Doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ công bố để thông báo cho cơ quan nhà nước và tiến hành sản xuất kinh doanh ngay không cần chờ đợi sự chấp thuận của cơ quan nhà nước. Theo ước tính của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, Nghị định 15 sẽ giảm đến 90% chi phí hành chính, giúp tiết kiệm 10 triệu ngày công và 3.700 tỷ đồng mỗi năm cho doanh nghiệp.

Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đánh giá cao Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm bởi đã có sự thay đổi không chỉ trên bề mặt quy định pháp luật mà đã thay đổi cả về tư duy quản lý. Trong đó đã bãi bỏ quy định Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm phải do Bộ Y tế xác nhận.

“Điều này đã tạo điều kiện rất tốt cho doanh nghiệp hoạt động, bởi một năm các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm phải làm vài chục nghìn tờ xác nhận này. Trong khi nguyên tắc của an toàn thực phẩm là cơ sở kinh doanh đó phải tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm. Giờ đây nhờ có Nghị định 15, doanh nghiệp có thể có bộ phận đào tạo và tự xác nhận được cho mình” – Ông Nam cho hay.

Báo Công luận
Cần phải quyết liệt hơn nữa, yêu cầu về cải cách thể chế phải mạnh mẽ hơn (Ảnh TL)

Phải ráo riết hơn nữa trong cải thiện môi trường kinh doanh

Trái ngược với sự hài lòng về Nghị định 15, ông Nguyễn Hoài Nam lại nêu bức xúc ở một vấn đề khác.  Ví dụ như bất cập về sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm quy định trong Nghị định 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất trong dinh dưỡng đã được các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề phản ánh đến Chính phủ từ tháng 3/2017 và liên tiếp nhiều cuộc đối thoại sau đó nhưng vẫn chưa được tháo gỡ.

Nghị quyết 19/2018 đã đưa nội dung này trong yêu cầu dành cho Bộ Y tế. Theo đó, Chính phủ yêu cầu hướng sửa đổi Nghị định 09/2016 là bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt”, bãi bỏ quy định “bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”, thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp thực phẩm sử dụng. “Nghị quyết đã có, nhưng đến nay Bộ Y tế lại tiếp tục lập một đoàn để kiểm tra lại xem có đúng như vậy không? Vậy ý nghĩa của Nghị quyết 19 là như thế nào?”, ông Nam đặt câu hỏi!?

Đưa ra bình luận về những kết quả mà Nghị quyết 19 và 35 đã đạt được, chuyên gia kinh tế  Phạm Chi Lan cho rằng, điều kiện kinh doanh ở một số lĩnh vực được cải thiện thực chất, nhưng số này không nhiều. Bộ máy vẫn không có động lực để cắt giảm điều kiện kinh doanh. Một cửa nhưng rất nhiều ngách, vẫn phải chạy rất nhiều chỗ khác nhau. Nếu không liên thông được thì bộ máy của chúng ta tiếp tục là bộ máy phân mảnh. Từ phân mảnh đẻ ra thương mại hoá, lạm dụng quyền lực tạo ra lợi ích riêng ở nơi này nơi khác.

“Cần phải quyết liệt hơn nữa, yêu cầu về cải cách thể chế phải mạnh mẽ hơn. Không thể để tình trạng trên nóng, dưới thì lạnh tanh lạnh ngắt, cũng không thể để cấp dưới cứ quấy nhiễu, ảnh hưởng cả bộ máy. Trường hợp đó phải thải ra. Hiện chúng ta đã thông qua CPTPP, đang thuyết phục cộng đồng châu Âu sớm thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), điều này cho thấy cạnh tranh trong thời gian tới, đặc biệt là thể chế rất mạnh mẽ, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải ráo riết hơn nữa trong cải thiện môi trường kinh doanh” – Chuyên gia Phạm Chi Lan nêu rõ.

Nguyễn Mạnh

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp