Câu chuyện “biết rồi, nói mãi”…

Thứ năm, 22/03/2018 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Những ngày qua, người nông dân ở huyện Mê Linh, Hà Nội và Tứ Kỳ, Hải Dương lại “dở khóc, dở cười” khi nông sản tiếp tục rơi vào thảm cảnh phải “giải cứu” bởi điệp khúc “được mùa, mất giá”. Nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng “giải cứu” đã trở thành “khối u” ác tính với nông sản Việt thời hội nhập?

“Giải cứu” - đường đi của nông sản Việt?

Sau một năm 2017 đầy thành công, những ngày đầu năm 2018, ngành nông nghiệp lại phải đối mặt với khó khăn mới khi câu chuyện “được mùa, mất giá” với củ cải và su hào lại diễn ra với người nông dân tại Hà Nội và Hải Dương. 

Theo những người nông dân ở xã Tráng Việt, Mê Linh chia sẻ: Thời điểm thu hoạch vụ tháng 3 năm nay, củ cải trắng bán tại ruộng chỉ có giá từ 500–1.000 đồng/1kg. Trong khi đó, dịp cận Tết Nguyên đán 2018, giá củ cải bán tại vườn có giá giao động từ 6.000–8.000 đồng/1kg. Với mức giá thu mua rẻ như hiện nay, nhiều hộ trồng củ cải “cắn răng” bán lỗ vốn, thậm chí nhiều gia đình không thể tiêu thụ đành ngậm ngùi nhổ bỏ.

Bà Sáng - một người dân ở thôn Đông Cao (Mê Linh) cho biết: “Nhà tôi có 3 sào ruộng trồng củ cải, chi phí chăm sóc mỗi sào ước tính khoảng từ 3–4 triệu đồng, giờ đến vụ thu hoạch nhiều thương lái đến mua chỉ trả giá 1.000 đồng/1kg, với giá bán này, mỗi sào chúng tôi lỗ trên dưới hai triệu đồng. Thế nhưng, không phải ai muốn bán lỗ cũng được, bởi nhiều nơi củ cải còn không có người đến mua, hết vụ đành phải nhổ bỏ để chuẩn bị trồng loại nông sản khác”.

Báo Công luận
 Cần thay đổi chính sách để phát triển nông nghiệp bền vững thay vì mãi chạy theo câu chuyện “giải cứu”.

 

Cũng rơi vào tình trạng “dở khóc, dở cười” như người dân trồng củ cải ở Mê Linh (Hà Nội), người nông dân tại Tứ Kỳ (Hải Dương) cũng ngậm ngùi ra đồng nhổ bỏ su hào, bởi giá su hào bán tại ruộng chỉ từ 200–300đồng/1 củ, thậm chí nhiều hộ dân muốn bán nhưng không có người thu mua. Nghịch lý ở chỗ, hiện tại các chợ dân sinh ở Hà Nội hay một số tỉnh thành lớn, su hào vẫn được các tiểu thương bán với giá từ 2.000–3.000đồng/1 củ… Và để giải quyết những khó khăn trên, phương án “tối ưu” tiếp tục được các nhà quản lý đưa ra đó chính là giải cứu.

Với việc nông sản Việt liên tục rơi vào thảm cảnh phải giải cứu, nhiều chuyên cho rằng, chưa bao giờ và chưa khi nào nông sản Việt lại lâm vào cảnh bĩ cực như những năm gần đây. Thậm chí giải cứu gần như trở thành “hướng đi” của nông sản mỗi khi bí bách đầu ra.

 Không phải nói đâu xa, chỉ tính riêng trong năm 2017, ngành NN&PTNT đã phải đứng ra hô hào, kêu gọi người dân cả nước chung tay giải cứu thịt lợn, chuối, ớt… Trước đó, hàng loạt các loại nông sản như: Dưa hấu, tỏi, thanh long, vải thiều cũng phải dựa vào lòng trắc ẩn của người tiêu dùng để tiêu thụ.

Liên tiếp các cuộc giải cứu nông sản diễn ra đã khiến các nhà chuyên môn, các nhà làm chính sách trong ngành nông nghiệp phải “đau đầu” tìm phương án xử lý. Thế nhưng, nghĩ đi, nghĩ lại thì dường như “giải cứu” vẫn là câu chuyện đang được áp dụng nhiều nhất và hữu hiệu nhất. Thậm chí, “vấn nạn giải cứu” diễn ra thường xuyên đến mức giữa năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải yêu cầu các ngành phải chấm dứt tình trạng “giải cứu” nông sản. Thế nhưng, yêu cầu của Thủ tướng chưa được bao lâu thì đầu năm 2018, lại thêm hai loại nông sản mới “xin” cầu cứu.

Cần giải pháp lâu bền

Đề cập đến nguyên nhân khiến nông sản, cụ thể là củ cải ở Mê Linh và su hào ở Hải Dương rớt giá những ngày qua, ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT cho rằng, nguyên nhân là do thời điểm cuối vụ, củ cải và su hào bị quá lứa, già, xốp không thể bán được. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm thu hoạch của nhiều loại nông sản khác, dẫn tới tình trạng bán chậm, thậm chí nhiều người dân chần chừ không bán chờ giá cao và lượng tồn này ở mức thấp, chỉ xảy ra cục bộ không phải trên diện rộng.

Liên quan đến vấn đề “giải cứu” nông sản, ngay sau khi sự việc xảy ra, Sở NN&PTNT Hà Nội đã họp bàn đưa ra phương án giải quyết. Được biết, hiện tại đã có một vài siêu thị ở Hà Nội “chung tay” giải cứu nông sản giúp người dân, theo đó, giá củ cải và su hào được thu mua đã nhích dần lên. 

Đề cập đến nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP. Hà Nội, thì nguyên nhân chính do đây là thời điểm chuyển đổi cây trồng, cả nước đều có tình trạng khủng hoảng thừa nông sản. Nguyên nhân thứ 2 là do sau Tết, nhu cầu nông sản cũng giảm đi nhiều.

Giải pháp cũng đã được đưa ra, nguyên nhân cũng được làm rõ. Tuy nhiên, điều khiến người nông dân cũng như các chuyên gia kinh tế nghi ngại đó là, liệu cách giải quyết này có thực sự lâu bền? Về vấn đề này, theo các chuyên gia kinh tế, ngành nông nghiệp cần thiết phải có chính sách, hướng đi lâu dài nhằm tương xứng với tiềm năng, đầu tư và kỳ vọng của Chính phủ. Tuy nhiên, điểm yếu cố hữu của ngành nông nghiệp mà bất kỳ ai cũng dễ dàng nhận ra đó là sản xuất manh mún, chưa hình thành được nhiều chuỗi sản xuất khép kín. 

Đặc biệt, việc dự báo thông tin thị trường đối với người nông dân vẫn còn thiếu và yếu, đó là những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thực trạng “giải cứu” nông sản diễn ra triền miên.

Đưa ra quan điểm của mình về vấn đề trên, ông Ngô Tiến Dũng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, một trong những chỗ dựa quan trọng đối với việc phát triển nông sản đó chính là quy hoạch các vùng chuyên canh và dự báo mang tính định hướng thị trường qua từng thời điểm, từng năm. Tuy nhiên, hiện tính chính xác của những dự báo này vẫn đang là một dấu hỏi lớn.

Cùng chung quan điểm trên, các chuyên gia kinh tế đều nhận định, thông tin thị trường tốt, không chỉ giúp định hướng cho người nông dân trong việc chủ động sản xuất, chủ động lựa chọn giống cây trồng, mà còn giúp doanh nghiệp chủ động nguồn hàng. Đồng thời đẩy mạnh việc liên kết theo chuỗi, xây dựng thương hiệu nông sản… làm được như vậy thì việc giải cứu nông sản mới có thể chấm dứt.

Đắc Nguyên - Tuấn Kiệt

 

Tin khác

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

(CLO) Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp