Cuộc chiến chống hàng giả: Cần sự phối hợp mạnh mẽ

Chủ nhật, 10/06/2018 07:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hàng giả, hàng kém chất lượng mang lại nhiều hệ lụy khi ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người dân đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, gây mất uy tín cho các doanh nghiệp.

Các năm trước, hàng giả hàng nhái xuất hiện ở các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao, thông dụng và dễ làm giả nhái. 

Tuy nhiên ngày nay thì khác, những mặt hàng làm giả, nhái là những sản phẩm có thương hiệu giá thành cao như mỹ phẩm, quần áo, thực phẩm chức năng, … 

Nên tác động của hàng giả hàng nhái đang đe dọa đến sức khỏe người tiêu sử dụng. Cho thấy phương pháp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp chưa chặt chẽ, cần có biện pháp chống hàng giả để bảo vệ sản phẩm cũng như người tiêu sử dụng. 

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc rất quyết liệt, nhưng tình trạng hàng giả, hàng lậu vẫn ngày càng gia tăng với mức độ và thủ đoạn tinh vi hơn. Cuộc chiến chống hàng gian, hàng giả, hàng lậu luôn là vấn đề nóng. 

Bởi hàng gian, hàng giả, hàng lậu không chỉ nguy hại cho nền kinh tế của đất nước mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng. 

Theo thống kê của Cục điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, có đến 90% hàng giả thông qua con đường buôn lậu nhập vào toàn thị trường là tới từ Trung Quốc, vị trí được xem là nhà mạng sản xuất hàng giả, hàng nhái.

 Bởi vậy, cuộc chiến chống hàng giả ở toàn quốc cũng gắn liền với cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái,buôn lậu qua biên giới, riêng biệt là đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc.

 Nhưng, công tác chống buôn lậu qua biên giới giờ đây gặp tương đối nhiều khó khăn bởi các đối tượng vi phạm vô cùng tinh vi trong việc né hạn chế sự kiểm soát của những cơ quan chức năng. 

Báo Công luận
Công tác chống hàng giả không thể đạt hiệu quả cao nếu không có sự tham gia, phối hợp của doanh nghiệp và sự chung tay của toàn xã hội.  

Việc đấu tranh với loại tội phạm này rất phức tạp. Vì vậy cần phải có chính sách phù hợp cho lực lượng chống buôn lậu, chống hàng gian, hàng giả và khen thưởng kịp thời, bảo vệ những người tố giác tội phạm. 

Ngoài ra, hiện nay, khung hình phạt xử lý hàng giả, hàng lậu còn quá yếu, quá thấp; mức xử phạt như vậy không đủ sức răn đe. Đặc biệt, muốn chống hàng giả, hàng lậu triệt để thì cần phải làm quyết liệt tận gốc, tức là từ cơ sở phường, xã. 

Hiện có Nghị định 185 đưa ra định nghĩa về hàng giả mang tính liệt kê, như vậy chưa đủ, chưa theo kịp thực tế. Mà luật pháp chạy theo đời sống kinh doanh thực tế, cơ quan chức năng khó xử lý… 

Bên cạnh đó, nhiều DN khi bị xâm hại ngại không hợp tác với cơ quan chức năng, thì hành vi làm giả lần sau tinh vi hơn lần trước và công bố hàng giả thì người tiêu dùng không dám mua. 

Theo Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP HCM, sở dĩ hàng giả, hàng nhái, hàng lậu còn rất nhiều đất sống bởi lẽ rất ít vụ người tiêu dùng khiếu nại được nơi bán, hay nơi sản xuất là hàng giả, hàng nhái. 

Trong khi không có cơ sở kinh doanh nào lại thừa nhận mình buôn bán hàng giả, hàng nhái. Ngoài ra, việc giám định một sản phẩm nghi là hàng giả phải có sự tham gia của các cơ quan chức năng. 

Còn người tiêu dùng khiếu nại không thành công bởi nhiều lý do, chẳng hạn, như: Không có chứng từ giao dịch, người kinh doanh không đến hoặc cố tình trốn tránh, không thực hiện hành vi bồi thường. 

Việc đưa ra tòa án xử thì lại càng hiếm hoi bởi không người tiêu dùng nào muốn dính dáng đến pháp luật. Vả lại khi đưa ra tòa, người tiêu dùng phải nộp án phí, trong khi theo qui định của Luật Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng thì không phải nộp án phí. 

Tòa cũng không xử theo thủ tục đơn giản về vụ việc dân sự nên xử lý dây dưa kéo dài… Do ít có vụ việc về hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng được đưa ra xét xử tại tòa án nên người dân lại càng ít thông tin về vấn đề này.

 Một chuyên gia về luật cho biết, theo quy định, ngoài doanh nghiệp được nhượng quyền thương hiệu nhập sản phẩm từ nước ngoài, vẫn có một số cá nhân khác được phép nhập sản phẩm cùng loại song song bằng nhiều đường. Do đó thật giả lẫn lộn, có khi sản phẩm được chế ngay trong nước bằng nhiều thứ hóa chất độc hại nhưng lại được bán với giá cao. 

Vì vậy, thiệt hại nhất vẫn là người tiêu dùng, còn doanh nghiệp làm ăn chân chính lại bị ảnh hưởng rất nhiều từ hàng nhái, hàng giả và hàng không rõ nguồn gốc. 

Nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước than rằng, nếu các cơ quan chức năng không vào cuộc quyết liệt thì tình trạng doanh nghiệp phá sản vì không chống đỡ được với hàng lậu, hàng nhái, hàng giả thời gian tới không phải là con số nhỏ. 

Chính người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm và cân nhắc kỹ khi mua sản phẩm, đồng thời phải thực hiện trách nhiệm của mình đối với hành vi tiêu dùng. Tức là, khi phát hiện hàng giả, hàng lậu cần phải thông báo với các cơ quan chức năng để xử lý. 

Có như thế mới bảo vệ được quyền lợi chung của xã hội, của nền kinh tế nước nhà và quyền lợi của chính mình. 

Công tác chống hàng giả không thể đạt hiệu quả cao nếu không có sự tham gia, phối hợp của doanh nghiệp và sự chung tay của toàn xã hội. 

Do vậy, các doanh nghiệp cũng cần chủ động, tích cực tham gia cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái thông qua hoạt động quảng bá sản phẩm song song với việc hướng dẫn, chỉ rõ cho người tiêu dùng các thủ đoạn làm hàng giả cũng như có kênh phân phối sản phẩm chất lượng tốt tới tận tay người tiêu dùng, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp, khu chế xuất. 

Từ những kiến nghị và đề xuất của DN, các cơ quan quản lý Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành cần nghiên cứu để từng bước hoàn thiện các quy định, cơ chế chính sách trong phòng, chống hàng giả, xâm phạm quyền SHTT. 

Mục đích cuối cùng là chung tay tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi cho DN và lợi ích người tiêu dùng./.

Cẩm Tú


Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp