Doanh nghiệp Nhà nước nợ nghìn tỷ: Những mỗi lo hiện hữu

Thứ tư, 06/06/2018 06:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo thống kê, khối nợ của các doanh nghiệp Nhà nước đã lên tới hơn 300 tỷ USD, trong đó, một số tập đoàn lớn nhà nước sở hữu khối nợ khổng lồ. Những nỗi lo hiện hữu khi chưa có cách nào tìm hiểu rõ nợ do đâu, và cách nào để xử lý nợ.

Báo cáo giám sát của Quốc hội cho thấy, trong giai đoạn 2011-2016, nợ của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã gia tăng lên tới 1,6 triệu tỷ đồng. Hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh của các DNNN đạt 2,1% năm 2015, thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2015 là 5,5%). 

Một số DNNN hoạt động yếu kém, làm ăn thua lỗ, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu thấp hơn chi phí vay vốn trung bình của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản cao. 

Tại một số DNNN còn xảy ra tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản nhà nước. Hầu hết các doanh nghiệp qua thanh tra, kiểm toán đều vi phạm pháp luật ở các mức độ khác nhau, một số DNNN thực hiện thủ tục đầu tư, đấu thầu, mua sắm tài sản không đúng quy định; huy động, quản lý, sử dụng vốn đầu tư dàn trải, tùy tiện, đầu tư ngoài ngành, ngoài doanh nghiệp không đúng quy định, góp vốn dàn trải dẫn đến lãng phí, thiếu hiệu quả, một số dự án đầu tư ngoài ngành tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mất vốn cao. 

Bộ Tài chính nhiều lần tuyên bố nợ doanh nghiệp nhà nước tự vay tự trả, song thực tế không hoàn toàn như vậy. Với phạm vi định nghĩa trong Luật Quản lý nợ công của Việt Nam hiện nay, ông Dũng cho rằng, hầu hết nợ của doanh nghiệp Nhà nước không được đưa vào trong nợ công quốc gia. Vì, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (4,2 - 6,9%) dư nợ của doanh nghiệp nhà nước là được Chính phủ bảo lãnh. 

Báo Công luận
Tính đến cuối năm 2016, cả nước còn 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: 07 tập đoàn kinh tế, 67 tổng công ty nhà nước, 17 công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con, 492 doanh nghiệp độc lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương. Ảnh minh hoạ.

Các chuyên gia cho rằng rủi ro tiềm tàng lớn nhất đối với nợ công của Việt Nam có lẽ không phải ở những khoản nợ được ghi nhận trên sổ sách. Những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước mà có thể sẽ phải dùng ngân sách để trả mới là mầm mống đe dọa tính bền vững của nợ công. Ví dụ như khoản nợ quốc tế 600 triệu USD của Vinashin hay hàng chục triệu USD của HUD...

Các khoản nợ từ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, nợ từ ngân hàng phát triển, nợ từ các ngân hàng thương mại và nợ chéo lẫn nhau của các doanh nghiệp nhà nước mới là mầm mống đe dọa an toàn nợ công quốc gia khi một số doanh nghiệp nhà nước lớn rơi vào thua lỗ nhưng lại không thể để chúng phá sản. Đặc biệt, đối với 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương lên tới hàng ngàn tỷ đồng. 

Vấn đề là nhiều dự án thua lỗ của doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương không chỉ có trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu, mà còn của các tổ chức/cá nhân khác có liên quan, trong đó có cả phần trách nhiệm của chủ nợ và bản thân doanh nghiệp. 

Nhiều dự án trong số này sở hữu khối nợ khổng lồ, song còn nằm dưới các công ty “con cháu”, do đó trách nhiệm là thuộc tập đoàn và công ty. Tính đến cuối năm 2016, cả nước còn 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: 07 tập đoàn kinh tế, 67 tổng công ty nhà nước, 17 công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con, 492 doanh nghiệp độc lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương. 

Nếu như không muốn nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước trở thành mối đe dọa thực sự đối với an toàn nợ công quốc gia trong tương lai thì tiến trình cổ phần hóa và cải cách khu vực này cần phải được tiến hành một cách thực chất thay vì hình thức.

Cần thiết phải xếp loại nợ doanh nghiệp Nhà nước và bổ sung một phần số nợ đó vào nợ công. Bộ Tài chính nhiều lần tuyên bố nợ doanh nghiệp nhà nước tự vay tự trả song ngân sách nhà nước đã phải trả cho nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước. 

Bởi vậy, giám sát toàn diện về nợ công, đặc biệt là ngăn chặn những tác động tiêu cực từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đến nợ công quốc gia, theo nhiều ý kiến đã trở nên rất cấp thiết. 

Câu chuyện xử lý khoản nợ nghìn tỷ của các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đang là vấn đề “nóng” được đặt ra, trong bối cảnh Dự thảo Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan này đang được gấp rút hoàn thiện để sớm đưa Ủy ban vào hoạt động cuối năm nay.

Dự thảo Nghị định mới nhất vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn tất quy định rõ rằng, chậm nhất trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, các bộ có liên quan và Ủy ban hoàn thành ký biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. 

Dự thảo Nghị định đã phân định rất rõ trách nhiệm kế thừa và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân cần xử lý, do đó, toàn bộ câu chuyện là chuyển vai trò cơ quan đại diện chủ sở hữu từ cơ quan chủ quản cũ sang Ủy ban. 

Như vậy, theo dự kiến, nếu Nghị định được Chính phủ thông qua thời điểm này, quá trình chuyển giao doanh nghiệp sẽ hoàn tất chậm nhất vào cuối năm 2018./.

Bảo Anh



 

Tin khác

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

(CLO) Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp
Habeco: Chủ động ứng phó, vượt qua giai đoạn khó khăn

Habeco: Chủ động ứng phó, vượt qua giai đoạn khó khăn

(CLO) Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 vừa tổ chức, các cổ đông của Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) đã bày tỏ ghi nhận, đánh giá cao đối với sự chủ động của ban lãnh đạo Tổng Công ty trong việc lên kế hoạch và linh hoạt thực hiện các giải pháp duy trì hiệu quả sản xuất - kinh doanh trong tình hình ngành còn có nhiều khó khăn.

Thị trường - Doanh nghiệp