“Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa trong áp dụng công nghệ thời 4.0”

Thứ hai, 14/01/2019 11:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau 8 năm hoạt động trên thị trường, Công ty Vít Việt đã trở thành một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực cung cấp phụ kiện liên kết. Mặc dù vậy, bước vào thời cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có Vít Việt gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng công nghệ vào sản xuất.

Từng bước tạo dựng một thương hiệu

Từ hơn 8 năm trước, nhận thấy thị trường ốc vít rất đa dạng, phong phú và hầu như ngành nghề nào cũng cần đến loại phụ kiện này, nên ông Văn Nguyên Vũ đã sớm thành lập Công ty Cổ phần Sản xuất công nghiệp và Thương mại Vít Việt (Công ty Vít Việt, tọa lạc tại 42/8 Trần Đình Xu, phường Cô Giang, quận 1, TP. HCM) để sản xuất ốc vít và các phụ tùng công nghiệp, hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực.

Theo đó, Công ty Vít Việt chuyên sản xuất, xuất nhập khẩu và phân phối các loại Vít bắt gỗ, Nhựa, Kim loại, Rive, Long đền...; bulong, đai ốc, tyren từ thép carbon và Inox; các phụ kiện liên kết cho ngành sản xuất gỗ và ngành xây dựng… Không chỉ vậy, doanh nghiệp còn nhận sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Được biết, hiện nay Công ty Vít Việt là nhà cung cấp các sản phẩm vật tư, phụ kiện liên kết cho ngành M&E, cơ khí, chế tạo máy, đồ gỗ nội thất. 

Ông Văn Nguyên Vũ cho biết, công ty ông đã và đang cung cấp vật tư phụ M&E cho các công trình của các nhà thầu như Coteccons, Hòa Bình, REE, Đoàn Nhất, Sereafico, VietCorp… tại khu vực TP. HCM và các tỉnh lân cận, cũng như cung cấp phụ kiện liên kết cho các ngành đồ gỗ, cơ khí chế tạo máy khu vực Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, Long An, Đà Nẵng…

Bằng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ và được đào tạo chuyên môn, hoạt động kinh doanh của Công ty Vít Việt đảm bảo được hiệu quả tối đa cho từng khâu: thu mua, sản xuất, lưu trữ, phân phối. Chưa hết, tận dụng thế mạnh về sự chuyên môn hóa trong mỗi công đoạn, công ty này cũng đã thành công tạo ra thương hiệu Vít Việt uy tín với sản phẩm chất lượng cao trên thị trường.

“Với phương châm “Uy tín hàng đầu – Chuẩn hóa chất lượng – Dịch vụ tối ưu”, Công ty Vít Việt luôn nỗ lực phục vụ mọi nhu cầu từ khách hàng trong và ngoài nước một cách tốt nhất. Công ty tôi đã vinh dự được nhận Giải thưởng Sản phẩm, Dịch vụ, Thương hiệu Việt tiêu biểu hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Bộ Công Thương trao tặng”, ông Vũ nói.

Báo Công luận
Doanh nhân Văn Nguyên Vũ - CEO Công ty Vít Việt.

Khó khăn trong áp dụng công nghệ

Ông Văn Nguyên Vũ cũng cho hay, bước vào thời đại 4.0, định hướng phát triển của công ty ông là từng bước đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tăng cường phân phối bằng cách tạo dựng ngày một nhiều hơn những show room ở các tỉnh, thành. Song song với đó, công ty cũng sẽ từng bước nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm mới để đáp ứng cho thị trường đòi hỏi ngày càng cao.

Theo ông Vũ, để tránh tụt hậu thì không chỉ công ty ông mà mọi doanh nghiệp đều cần phải ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, do công ty ông là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ. Trong khi đó, ứng dụng công nghệ trong sản xuất công nghiệp lại cần nhiều thời gian và cần nhiều vốn đầu tư. Cho nên, với “nguồn lực” hiện có, Công ty Vít Việt chưa thể cùng lúc đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào sản xuất công nghiệp mà phải tiến hành từng bước theo năng lực tài chính của doanh nghiệp mình.

“Công ty tôi cũng như nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác luôn mong muốn được Nhà nước, TP. HCM và các hiệp hội doanh nghiệp… hỗ trợ nhiều hơn nữa trong việc áp dụng công nghệ thời 4.0. Tôi nghĩ, nếu được hỗ trợ nhiều hơn, các doanh nghiệp sẽ có thêm điều kiện để hoạt động tốt hơn nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung”, ông Vũ bày tỏ.

Nguyễn Thanh Vĩnh

baogiay

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp