Nguồn vốn cho nông nghiệp công nghệ cao: Cửa đã mở?

Thứ năm, 05/07/2018 16:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nguồn vốn tài chính cho nông nghiệp là một trong những chủ đề nóng được nhiều ngân hàng cũng như doanh nghiệp quan tâm thời gian gần đây. Với những dự án nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp cần nguồn vốn lớn đầu tư máy móc, kỹ thuật trong thời gian dài. Để thúc đẩy, hỗ trợ cho những dự án như vậy, Chính phủ cũng như cơ quan ban ngành đã đưa ra các chương trình hỗ trợ tài chính.

Hiện tại, người tiêu dùng khó phân biệt sản phẩm rau an toàn hay rau không an toàn nên mặt bằng giá chưa hợp lý. Rau sạch, rau an toàn chi phí cao, năng suất thấp nên giá thành sản phẩm phải cao hơn. 

Xác định nông nghiệp, nông thôn trong đó có nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn, bởi vậy các TCTD đã và đang hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực này... 

Nguyên nhân chính, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đa phần là các sản phẩm đặc biệt, mang tính khác biệt so với các sản phẩm nông nghiệp khác trên thị trường. 

Bởi vậy, thị trường đầu ra của các dự án vẫn chưa nhiều. Liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn thiếu và yếu nên nhiều hộ dân, DN chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

 Nguồn vốn tài chính cho nông nghiệp là một trong những chủ đề nóng được nhiều ngân hàng cũng như doanh nghiệp quan tâm thời gian gần đây. Với những dự án nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp cần nguồn vốn lớn đầu tư máy móc, kỹ thuật trong thời gian dài. 

Để thúc đẩy, hỗ trợ cho những dự án như vậy, Chính phủ cũng như cơ quan ban ngành đã đưa ra các chương trình hỗ trợ tài chính. 

Từ năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1895/QĐ-TTg về Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mục tiêu của chương trình, nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.

 Quá trình cho vay vốn đối với chương trình của các ngân hàng thương mại vẫn còn gặp một số khó khăn, trong đó có khó khăn khi ngân hàng xác định khách hàng đáp ứng tiêu chí về dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo quy định. 

Báo Công luận
 Nhiều dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang hoạt động hiệu quả bằng nguồn vốn ngân hàng. Ảnh TL

Việc cho vay đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng chưa nhiều, do số lượng doanh nghiệp còn hạn chế. 

Trong thực tế, việc đầu tư nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn lớn, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp chưa có nguồn lực tài chính tốt, chưa thực sự sẵn sàng tham gia sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao một cách bài bản, chưa có phương án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiệu quả và phương án trả nợ vay chưa khả thi, thị trường tiêu thụ không ổn định. 

Trong đó, tổng số vốn Agribank dự kiến dành cho gói tín dụng này là 50.000 tỷ đồng, với nhiều mức cho vay khác nhau. Vay ngắn hạn dưới 12 tháng thì mức vay có thể là 100% tổng nhu cầu vốn, vay trung hạn từ 12 đến 60 tháng sẽ có mức vay tối đa 80%, vay trên 60 tháng có thể vay 70% tổng nhu cầu vốn. 

Vietcombank đăng ký gói tài trợ 10.000 tỷ đồng với những ưu tiên về nhận tài sản bảo đảm và ưu đãi lãi suất. Tháng 4-7/2017, tổng lượng vốn hơn 2.500 tỷ đồng đã được ngân hàng giải ngân cho vay các dự án nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, như 600 tỷ đồng cho nhà máy sản xuất trứng gà sạch ĐTK Phú Thọ… 

Vietinbank cũng dành nguồn vốn 10.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao. Tính đến 30/4, tổng dư nợ cho vay trong ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan khoảng 95.000 tỷ đồng; trong đó dư nợ tài trợ cho nông nghiệp công nghệ cao khoảng 2.000 tỷ đồng. 

Nhiều dự án đã được giải ngân và đang trong quá trình triển khai như dự án nhà máy chế biến rau củ trái cây Lavifood tại Tây Ninh, dự án chăn nuôi bò của Hòa Phát tại Quảng Bình, chăn nuôi heo tại Hòa Phước, Bình Phước… 

Hiện chưa phát sinh khoản nợ quá hạn nào. Góp phần giải quyết các khó khăn trong việc vay vốn gói tín dụng 100.000 tỷ, phó thủ tướng cũng giao Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn chi tiết các ngân hàng thương mại triển khai gói vay; đồng thời nghiên cứu đa dạng loại hình tài sản đảm bảo, có thể thế chấp bằng phương án kinh doanh, tài sản hình thành qua quá trình đầu tư. 

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất nông nghiệp, cũng như chứng nhận doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp sạch, công nghệ cao. 

Nguồn vốn đã mở cho ngành nông nghiệp công nghệ cao, việc còn lại là phải tạo thêm mối liên kết giữa các hộ nông dân thông qua việc thành lập HTX trên nguyên tắc tự nguyện sẽ tạo thuận lợi hơn về mặt pháp lý trong việc giao dịch, ký kết hợp đồng với các đơn vị tiêu thụ và quá trình đăng ký thương hiệu nông sản. HTX sẽ đảm nhiệm vai trò đầu mối cho các xã viên tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng liên kết với DN. 

DN liên kết đảm bảo sự ổn định trong các điều khoản cam kết và hỗ trợ đã ký kết với HTX. Về phía các cơ sở sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao cũng cần xây dựng, đăng ký các nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa, có chứng nhận, gắn tem điện tử cho nông sản. Gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với du lịch và quảng bá sản phẩm... 

Phát triển và gắn kết chặt chẽ mối quan hệ giữa tiêu thụ nông sản với sản xuất, chế biến góp phần đảm bảo sự ổn định trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao trên thị trường về số lượng, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm./.

Bảo Anh

Tin khác

Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp