Cần điều chỉnh tỷ giá một cách hợp lý

Thứ hai, 15/10/2018 10:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia, từ giờ đến cuối năm và bước sang năm sau, các nhà làm chính sách và ngay bản thân các ngân hàng khi thực hiện chính sách điều hành tỷ giá phải căn cứ trên diễn biến thị trường tài chính quốc tế và ngay cả diễn biến thị trường trong nước.

Sức ép của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Báo Công luận
 

Từ giờ cho đến cuối năm và sang 2019 sẽ tiếp tục có những biến động lớn về tỷ giá? (Ảnh TL)

 

Theo nhận định, trong giai đoạn này và thời gian tiếp theo, việc điều chỉnh tỷ giá nên và cần cân bằng giữa sự mất giá của đồng Nhân dân tệ (NDT) với đồng USD và đồng USD với Việt Nam đồng (VNĐ).

Thời gian qua, tỷ giá đồng NDT và đồng USD ở mức tương đối biến động. Tính từ đầu năm đến nay, đồng NDT đã mất giá hơn 8% so với đồng USD. Đây được các chuyên gia kinh tế nhận định là việc mất giá hết sức sâu. Vấn đề đặt ra với mức mất giá tương đối như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế của các quốc gia trong đó có Việt Nam.

Hiện tại, Mỹ và Trung Quốc vẫn đang đàm phán về chiến tranh thương mại. Do vậy tỷ giá đồng NDT sẽ chững lại. Những biến động này trong tháng 9 được coi là hiện tượng hoãn binh tạm thời.

Theo đánh giá, từ giờ cho đến cuối năm và sang 2019 sẽ tiếp tục có những biến động lớn về tỷ giá đặc biệt giữa 2 thứ tiền tệ là NDT và USD. Tuy nhiên, biến động thế nào và biến động bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào sự đàm phán 2 bên.

Nếu Mỹ tiếp tục rắn trong việc áp thuế đối với hàng Trung Quốc nhiều hơn nữa, Trung Quốc sẽ trả đũa bằng cách phá giá đồng NDT để giảm áp lực thì thị trường tài chính sẽ có biến động.

Tuy nhiên vấn đề hiện nay gây sự chú ý là nếu xảy ra phá giá thì sẽ phá giá theo hình thức thế nào? Theo nhận định, nếu xảy ra vấn đề trên thì giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ có động thái để giữ mức hợp lý cho đồng tiền của mình.

Hiện nay với đồng VNĐ, theo các chuyên gia nên có những giải pháp để giữ ở mức tương quan giữa VNĐ và USD cũng như giữa NDT và USD. Chúng ta phải giữ VNĐ ở giữa để có sự cân bằng và hợp lý so với cường độ chiến tranh thương mại giữa Trung và Mỹ.

Thận trọng khi điều chỉnh tỷ giá

Báo Công luận
 

Điều hành tỷ giá phải căn cứ trên diễn biến thị trường tài chính quốc tế và ngay cả diễn biến thị trường trong nước (Ảnh TL)

 

Đến thời điểm này, tăng trưởng tín dụng của chúng ta chỉ mới ở mức hơn 9% so với mục tiêu 17% đã đề ra của cả năm. Nhiều lo ngại sẽ có cảnh dồn toa tín dụng cuối năm. Vấn đề này đã gây lo lắng cho không ít người.

Từ giờ đến cuối năm chúng ta còn khoảng 3 tháng để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Do vậy, nếu chúng ta đẩy quá nhiều tiền ra nền kinh tế thì chúng ta sẽ gặp phải vấn đề lạm phát. Và nếu chúng ta không ổn định lại lạm phát thì chắc chắn ảnh hưởng VNĐ.

Năm nay mặc dù Ngân hàng Nhà nước không đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cứng cho nền kinh tế, tuy nhiên theo khảo sát tại một số ngân hàng thì chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các đơn vị này chỉ xác định ở mức khoảng 10- 11%.

Cũng theo khảo sát, trong 3 quý đầu năm, nhiều ngân hàng đã sử dụng hết room tín dụng đã có trong khả năng của mình. Hiện nhiều ngân hàng đang xin ngân hàng nhà nước nới room tín dụng để họ tiếp tục tăng trưởng cuối năm.

Theo một số chuyên gia trong ngành, việc ngân hàng nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng như trong thời gian qua là hoàn toàn hợp lý và chặt chẽ. Nếu chúng ta nới rộng, đặc biệt là với những ngân hàng yếu kém, quản lý rủi ro tín dụng không chặt chẽ sẽ làm cho chính họ bị rủi ro.

Để trung hòa tỷ giá, nhiều ý kiến từng phân tích, từ giờ đến cuối năm chúng ta sẽ phải điều chỉnh tỷ giá đến 3%- 4%. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng chúng ta cần tính toán thật kỹ, ước tính được sự biến động của VNĐ và USD, tiền đồng với NDT. Sự điều chỉnh này cần rơi vào điểm giữa, khoảng 1% - 1,5% là hợp lý.

Với tình hình phức tạp hiện tại giữa chiến tranh thương mại, chúng ta không biết thật sự Trung Quốc có dùng chính sách tỷ giá để đối phó trừng phạt của Mỹ hay không. Nhưng có điều cần ghi nhận là đã có sự mất giá giữa NDT với USD tiếp tục xảy ra.

Trước động thái này, nhiều ý kiến cho rằng, ngân hàng nhà nước cần thận trọng trong điều hành tỷ giá một cách linh hoạt hơn từ giờ đến cuối năm để giữ ở một mức độ hợp lý. Vì như chúng ta đều biết, biến động của đồng USD và NDT là lớn, biến động của VNĐ là thấp hơn.

Theo các chuyên gia, từ giờ đến cuối năm và bước sang năm sau, các nhà làm chính sách và ngay bản thân các ngân hàng khi thực hiện chính sách điều hành tỷ giá phải căn cứ trên diễn biến thị trường tài chính quốc tế và ngay cả diễn biến thị trường trong nước.

Phương Nguyên

Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm