Hướng đến một nền tài chính công phát triển nhanh, toàn diện và bền vững

Thứ năm, 20/09/2018 21:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 20/9, tại Hà Nội, Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2018 được tổ chức với chủ đề “Tái cấu trúc nền tài chính quốc gia hướng đến phát triển nhanh, toàn diện và bền vững của Việt Nam”.

Đây là diễn đàn thường niên do Bộ Tài chính tổ chức từ năm 2017 với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), thông qua Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) và Liên minh châu Âu thông qua Dự án Hiện đại hóa tài chính công.

Diễn đàn nhằm tập hợp trí tuệ của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý để cùng thảo luận, chia sẻ các nghiên cứu, quan điểm để hình thành một hệ thống luận cứ khoa học cho việc đề xuất, kiến nghị về tái cấu trúc nền tài chính quốc gia hướng đến phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.

Chủ trì Diễn đàn có Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, ông Michael Greene - Giám đốc quốc gia của USAID tại Việt Nam, ông Bruno Angelet - Trưởng phái đoàn đại diện Liên minh châu Âu tại Việt Nam.

Báo Công luận
 Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn phát biểu khai mạc Diễn đàn. Ảnh: Thời báo Tài chính

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, tái cơ cấu tài chính công để góp phần tăng trưởng nhanh, toàn diện và bền vững là nhiệm vụ then chốt, quan trọng đối với lĩnh vực tài chính.

Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, sau 3 năm tái cơ cấu tài chính công, đã đạt được những kết quả tích cực, chặn đứng được đà giảm sút của việc huy động nguồn lực từ thuế, phí vào NSNN, phục hồi tỷ lệ động viên vào NSNN, tạo thuận lợi thương mại, tạo môi trường để huy động vốn đầu tư, chống chuyển giá, chống xói mòn thuế.

Bội chi được kiểm soát từ 5,12% GDP vào năm 2015 xuống còn 3,6% GDP năm 2016; nợ công được kiểm soát tốt hơn, cuối 2017, chỉ còn trên 61% GDP. Nợ nước ngoài quốc gia được kiểm soát dưới 50%; tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển từ 21 - 22% lên 26 - 27% hiện nay...

Bên cạnh đó là những cải cách quan trọng về thể chế, những thành công trong cải cách thủ tục hành chính của ngành Tài chính, trọng đó lĩnh vực thuế, hải quan, được các tổ chức quốc tế nhận định và đánh giá cao.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, bên cạnh những thành công, cần nhìn nhận lại các thách thức, đặc biệt trong 3 năm tới để từ đó đề xuất những giải pháp, hướng đến một nền tài chính công phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.

Đó là tỷ lệ động viên vào NSNN chưa bền vững; tình trạng chuyển giá, trốn thuế, gian lận thương mại còn là nguy cơ lớn. Hiệu quả, hiệu lực quản trị và quản lý vốn nhà nước tại khu vực doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả tài sản công quốc gia cần tiếp tục được nâng cao. Các khoản nợ dự phòng, những rủi ro về tỷ giá, nợ dự phòng bảo lãnh của nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp vẫn tiếp tục là những thách thức…

Theo ông Michael Greene, Giám đốc quốc gia của USAID, Việt Nam đã chuyển đổi nền kinh tế mạnh mẽ trở thành nước có thu nhập trung bình và là nước có sự phát triển ấn tượng. Bộ Tài chính có nỗ lực to lớn củng cố ngân sách và chi tiêu của Chính phủ Việt Nam. Đây chính là cơ sở cho tái cấu trúc nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững.

Ông Michael Greene cho biết, USAID đã và đang hỗ trợ tích cực cho Việt Nam trong cải cách thể chế tài chính để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, với mục tiêu chung là thúc đẩy sự tự cường của quốc gia.

Ông Bruno Angelet, Trưởng phái đoàn đại diện Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, Liên minh châu Âu coi cải cách tài chính công ở Việt Nam là quan trọng. Là nước có thu nhập trung bình nhưng Việt Nam phải đảm bảo cung cấp dịch vụ tài chính công bằng cách tăng nguồn thu trong nước và quản lý tài chính hiệu quả. Liên minh châu Âu muốn giúp Việt Nam giải quyết những vấn đề về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, vấn đề về thuế và quản lý tài chính trong chuyển đổi nền kinh tế xanh…

Báo Công luận
 Đại diện Ban tổ chức diễn đàn chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Thời báo Tài chính

Diễn đàn Tài chính Việt Nam quy tụ khoảng 300 đại biểu đến từ Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… và các tổ chức quốc tế bao gồm: Cơ quan USAID, Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp quốc, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc, Viện Nghiên cứu chính sách (Bộ Tài chính Nhật Bản)… các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp.

Thành công của Diễn đàn Tài chính Việt Nam năm 2018 sẽ là động lực quan trọng để Bộ Tài chính tổ chức Diễn đàn Tài chính trong các năm tiếp theo, mở rộng không gian khoa học của ngành Tài chính, tạo tiền đề cho những sáng kiến đối với các vấn đề về kinh tế - tài chính đang được quan tâm.

PV

Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm