Thống đốc: Kiểm soát chặt rủi ro quỹ tín dụng nhân dân

Thứ bảy, 20/10/2018 08:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo giới chuyên môn, việc tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) là rất cần thiết, vừa phát huy hiệu quả của tổ chức này nhưng đồng thời kiểm soát rủi ro có thể phát sinh ảnh hưởng đến hoạt động chung của hệ thống.

 

Báo Công luận
QTDND vẫn còn tồn tại một số yếu kém, hạn chế dẫn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động thấp 

Quyết tâm lành mạnh hóa hệ thống QTDND

Thời gian qua hoạt động của hệ thống QTDND vẫn còn tồn tại một số yếu kém, hạn chế dẫn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động thấp, tiềm ẩn rủi ro làm ảnh hưởng tới sự phát triển chung.

Do vậy, nhằm tiếp tục củng cố, chấn chỉnh, sắp xếp, cơ cấu lại hệ thống, đảm bảo cho các QTDND phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị 06/CT-NHNN với những yêu cầu cụ thể chi tiết đối với hệ thống QTDND; đặc biệt yêu cầu Chủ tịch HĐQT, Giám đốc các QTDND phải thực hiện nghiêm túc, tăng cường hoạt động thanh tra giám sát cũng như vai trò quản lý của NHNN chi nhánh các tỉnh đối với hệ thống này. Đồng thời trong Chỉ thị cũng đưa ra một số cảnh báo một số các hành vi vi phạm pháp luật để các QTDND có biện pháp ngăn ngừa, phòng, chống.

Thống đốc yêu cầu Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng tập trung xử lý các QTDND yếu kém không có khả năng cơ cấu lại bằng các hình thức sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc bằng một số biện pháp khác trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

Thống đốc đã yêu cầu Cơ quan Thanh tra giám sát hoàn thiện cơ chế xử lý đối với QTDND yếu kém trong đó có cơ chế hỗ trợ NHTM khi tự nguyện tham gia xử lý QTDND yếu kém. Trước mắt, chưa thực hiện việc cấp phép thành lập mới tại những địa phương đang thực hiện sắp xếp cơ cấu lại các QTDND.

Đối với chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố, Thống đốc yêu cầu phải giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 của các QTDND trên địa bàn. Đặc biệt là việc thực hiện các giải pháp để nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, công tác quản trị điều hành…

Để đảm bảo tính răn đe, giảm thiểu hành vi vi phạm, tại Chỉ thị này, Thống đốc yêu cầu NHNN chi nhánh các tỉnh tăng cường xử lý nghiêm theo quy định đối với những QTDND có vi phạm đặc biệt là những vi phạm về quản trị, điều hành, cấp tín dụng.

“Xử lý kiên quyết, áp dụng các hình phạt cao nhất theo quy định các vi phạm tái diễn hoặc vi phạm chậm khắc phục; chủ động chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu hình sự và phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng khác trong quá trình thu hẹp dần địa bàn hoạt động, kiểm soát đặc biệt và xử lý pháp nhân đối với QTDND”, là những biện pháp mà NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố được thực hiện tại Chỉ thị 06.

Báo Công luận
Nhiều hộ sản xuất nông nghiệp vay vốn từ QTDND 

Tuân thủ các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng

Thống đốc yêu cầu Chủ tịch HĐQT, Giám đốc QTDND, Trưởng Ban kiểm soát cần quan tâm, nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động tại QTDND, chỉ đạo quyết liệt các giải pháp phòng, chống, ngăn ngừa các hành vi, vi phạm pháp luật trong hoạt động một cách có hiệu quả.

Thống đốc cũng yêu cầu các QTDND đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, nhất là chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo khả năng chi trả, khả năng thanh toán. Bộ máy quản trị điều hành phải được kiện toàn để đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hạn chế rủi ro và vi phạm pháp luật trong hoạt động.

Một giải pháp được yêu cầu trong thời gian tới đối với QTDND là tăng cường công tác đào tạo và tự đào tạo để nâng cao kiến thức nghiệp vụ tài chính, ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành, kiểm soát QTDND. Đảm bảo đến hết tháng 6/2019, tất cả người quản lý, người điều hành… của QTDND theo quy định của NHNN phải được đào tạo, đào tạo lại theo chương trình đào tạo chuẩn hóa do NHNN ban hành.

QTDND hoạt động trên mô hình hợp tác xã, sở hữu tập thể. Theo đó, các thành viên góp vốn thành lập, gửi tiết kiệm vào quỹ và cho vay lại các thành viên với mục đích tương trợ để có vốn sản xuất, kinh doanh… trong phạm vi tương đối hẹp và tương đối đặc thù ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa - những nơi hệ thống ngân hàng chưa bao phủ hết. Chính vì vậy, rủi ro trong hoạt động của QTDND không chỉ xuất phát từ người cho vay mà còn xuất phát từ những thành viên, hội viên tham gia vào quỹ đó.

Đánh giá về vấn đề này, LS. Trương Thanh Đức cho rằng, hoạt động của hệ thống này cần phải được công khai, minh bạch. Điều đó đòi hỏi hoạt động của hệ thống QTDND phải thường xuyên được kiểm tra, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và quy định của pháp luật hiện hành. Về phía cơ quan quản lý là NHNN chi nhánh các tỉnh thành, cần hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị điều hành của QTDND, đặc biệt là hệ thống kiểm toán nội bộ, đảm bảo người quản lý điều hành quỹ phải đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực và trình độ theo quy định.

 Nguyễn Mạnh

Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm