Thị trường bán lẻ Việt Nam: Mảnh đất "béo bở" cho các đại gia ngoại

Chủ nhật, 22/05/2016 16:15 PM - 0 Trả lời

Với lợi thế về nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý và hệ thống hoạt động đã được kiểm chứng qua nhiều thị trường khác nhau, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ thiếu chuỗi cửa hàng - kênh phân phối đưa danh mục sản phẩm đa dạng, giá hợp lý và chất lượng tốt của họ đến với người tiêu dùng. Chính vì thế, cách nhanh nhất để thâm nhập vào thị trường Việt Nam chính là các thương vụ M&A.

(CLO) Bắt đầu từ ngày 11/1/2015, các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn tại Việt Nam theo cam kết với WTO. Cuộc cạnh tranh này thật sự rất khó khăn đối với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Với lợi thế về nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý và hệ thống hoạt động đã được kiểm chứng qua nhiều thị trường khác nhau, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ thiếu chuỗi cửa hàng - kênh phân phối đưa danh mục sản phẩm đa dạng, giá hợp lý và chất lượng tốt của họ đến với người tiêu dùng. Chính vì thế, cách nhanh nhất để thâm nhập vào thị trường Việt Nam chính là các thương vụ M&A.

[caption id="attachment_98708" align="aligncenter" width="1814"]bigC Central Group - Tập đoàn đến từ Thái Lan đã vượt qua một loạt các đối thủ lớn để sở hữu Big C Việt Nam với giá trị thương vụ vào khoảng hơn một tỷ USD. (Ảnh Internet)[/caption]

Mất thị trường nội địa

Bắt đầu từ năm 2015, lĩnh vực bán lẻ đã trở thành tâm điểm khi hàng loạt thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) lớn đã thành công, với sự "đổ bộ" của nhiều tập đoàn lớn ngành bán lẻ nước ngoài đến từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) đã mua 30% cổ phần của Fivimart và 49% của Citimart để quảng bá sản phẩm và củng cố, mở rộng hệ thống phân phối của họ. Central Group - Tập đoàn đến từ Thái Lan đã vượt qua một loạt các đối thủ lớn để sở hữu Big C Việt Nam với giá trị thương vụ vào khoảng hơn một tỷ USD, rồi Tập đoàn Berli Jucker (BJC) Thái Lan đã ký kết thỏa thuận với Tập đoàn Metro (Đức) tiếp quản toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam (MCC Việt Nam) bao gồm 19 trung tâm phân phối và danh mục bất động sản có liên quan, tổng giá trị 655 triệu euro (tương đương 879 triệu USD).

Như vậy, cả hai hệ thống bán lẻ lớn là Metro Cash & Carry Việt Nam và Big C Việt Nam đã về tay người Thái. Và sau thương vụ Big C Việt Nam được bán cho Tập đoàn Thái Lan lần này, 50% thị phần thị trường bán lẻ Việt Nam đã nằm trong tay người Thái.

BJC mua Family Mart và đặt mục tiêu mở rộng lên đến 300 cửa hàng vào năm 2018, một tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Thái Lan Central Group mua lại 49% cổ phần của Trung tâm điện máy Nguyễn Kim - chuỗi cửa hàng điện máy của Việt Nam, đầu tháng 2/2014, Central Group cũng cho biết, sẽ đã khai trương chuỗi siêu thị Robinsons Department Store ở Hà Nội. Sự tham gia của đại gia Thái Lan thêm một lần khẳng định, thị trường bán lẻ trong nước đang là mảnh đất "béo bở" cho các đại gia ngoại.

Năm 2015, người Việt đã chi tổng cộng 8,3 tỷ USD nhập khẩu hàng hoá Thái Lan cho tất cả các chủng loại hàng hóa, từ những mặt hàng tiêu dùng nhỏ nhất đến những mặt hàng có giá trị rất lớn (như ô tô). Năm 2014, con số này cũng ở mức 7,1 tỷ USD. Quý 1/2016, kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan cũng tăng 1,8 tỷ USD. Năm 2015, Việt Nam đã nhập 25.136 ôtô, nếu tính cả phụ tùng ô tô, người Việt đã chi hơn 1 tỷ USD nhập khẩu mặt hàng này từ Thái Lan.

Tiến sĩ Ngô Tuấn Anh - Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng: Tốc độ thâm nhập và mở rộng ngày một gia tăng này đã gây sức ép rất lớn và là mối lo ngại cho các nhà bán lẻ nội địa. Hiện nhiều mặt hàng nội địa chiếm thị phần nhỏ, đặc biệt đối với phân khúc khách hàng cao cấp thiếu vắng thương hiệu Việt Nam, hàng điện máy thì hầu hết là sản phẩm ngoại nhập.

"Thời gian qua, đối với lĩnh vực bán lẻ, doanh nghiệp Việt Nam đã mất dần thị trường nội địa khi không cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn của nước ngoài như Metro Cash & Carry (Đức), Big C (Pháp), Parkson (Tập đoàn Lion Group-Malaysia), LotteMart (Hàn Quốc), Aeon (Nhật)... doanh nghiệp bán lẻ ngoại đã chiếm trên 40% thị phần, so với 25% của các doanh nghiệp trong nước và dự báo sẽ còn tăng trong thời gian tới", TS Tuấn Anh cho biết.

Mất sản xuất trong nước

Việc mở cửa thị trường, ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt khả năng tiếp cận mặt bằng bán lẻ cho các doanh nghiệp ngoại, trong khi đó các doanh nghiệp nội lại tiếp cận rất khó khăn sẽ ngày càng tạo sức mạnh cho các doanh nghiệp ngoại chèn ép doanh nghiệp nội. Hơn nữa, trong quá trình cấp phép cho các doanh nghiệp ngoại không tránh khỏi việc các doanh nghiệp ngoại cách này hay cách khác có được các lợi thế ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp nội.

Ông Tuấn Anh dẫn chứng: Ví dụ nếu vị trí của họ gần ngay vị trí kinh doanh của doanh nghiệp nội, thì doanh nghiệp nội nắm chắc phần thua. Khi các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài chiếm thị trường, cả người sản xuất và tiêu dùng trong nước sẽ trở thành người làm thuê, gia công trên chính đất nước mình. Năm 2016, theo cam kết khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) thành lập, tổng số 93% dòng thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN về Việt Nam mà trong đó chủ yếu thuộc về hàng tiêu dùng sẽ về 0%.

"Với thực trạng sản xuất trong nước hiện tại sẽ không cạnh tranh nổi với các nước trong khu vực, đặc biệt Thái Lan, mất nền sản xuất trong nước ngày càng hiện rõ", ông Tuấn Anh nhận định.

TS Tuấn Anh cho biết thêm: Hơn nữa, các doanh nghiệp nội kinh doanh thiếu tính chuyên nghiệp, nguồn hàng chưa phong phú, đa dạng, mức độ kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng yêu cầu, vẫn còn tâm lý làm ăn chộp giật, mạnh ai nấy bán, cạnh tranh lẫn nhau, dẫn tới tất cả đều phát triển manh mún, thiếu bài bản. Các cơ quan quản lý buông lỏng thị trường nội địa, nhà sản xuất, chăn nuôi sử dụng chất cấm, chất tạo nạc… trong các sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng trong nước, gây mất niềm tin đối với người bán hàng. Thiếu tính liên kết giữa các lực lượng tham gia thị trường bán lẻ là điểm yếu của doanh nghiệp nội địa.

Việt Nam chưa có nhiều các doanh nghiệp mang tầm quốc tế và khu vực. Năng lực hội nhập và mở rộng thị trường nước ngoài còn yếu, còn nhiều thụ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa chủ động điều chỉnh theo yêu cầu đòi hỏi của hội nhập kinh tế.

"Theo nghiên cứu của Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2014, chỉ có 31% doanh nghiệp Việt Nam được điều tra cho rằng AEC 2015 có tác động tới doanh nghiệp, đây là minh chứng về tính nhạy bén kém của doanh nghiệp Việt Nam, sẽ là bất lợi rất lớn trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi các nhiều các tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ. Nếu không có chiến lược phát triển hệ thống doanh nghiệp bán lẻ từ cả phía chính phủ và doanh nghiệp thì ngành bán lẻ sẽ ngày càng gặp khó", ông Tuấn Anh nói.

Đánh giá về thực trạng của thị trường Việt Nam, ThS Đặng Chương Linh - Viên Nghiên cứu Thương mại cho biết: Có thể khẳng định, M&A trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất phát từ việc “đi lối tắt” nhằm chiếm lĩnh thị trường, bằng việc mua lại các địa điểm kinh doanh đã có của các doanh nghiệp đang hoạt động.

Nhưng nếu rơi vào tay các doanh nghiệp bán lẻ như Thái Lan hoặc các nước trong khu vực, với công nghệ kinh doanh vượt trội, khoảng cách địa lý gần và đặc biệt là chiến lược thâm nhập thị trường bài bản của họ thì khi đã đạt được rồi, không có lý do gì để họ tiếp tục duy trì một hệ thống sản phẩm cũ khi mua lại hay đầu tư một thương hiệu bán lẻ Việt, điều đó đồng nghĩa với việc hàng hóa Việt và các thương hiệu Việt sẽ dần bị thay thế, mất chỗ đứng và không còn xuất hiện trên thị trường bán lẻ nội địa.

Giang Phan

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi – giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi – giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

(CLO) Trong 2 ngày, 26 và 27/4/2024, Công ty CP Vinhomes chính thức khai trương và đưa vào hoạt động phố thương mại K-Town tại tổ hợp Grand World phía đông Hà Nội, khai trương kỹ thuật hai công viên văn hóa đặc sắc ven sông tại Hải Phòng là Công viên Văn hóa Hàn Quốc K-Park và Quảng trường châu Âu tại thành phố Đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island

Bất động sản
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp