Bảo vệ sinh mệnh nhà báo: Chẳng thể mãi tin ở hoa hồng?

Thứ năm, 11/10/2018 08:15 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bảo vệ sinh mệnh nhà báo- những người vẫn được liệt vào hàng sở hữu “quyền lực thứ 4”- là câu chuyện không những cũ, rất cũ mà còn tái diễn liên tục hàng năm. Lạ một điều là dù báo giới, công luận kịch liệt lên án dữ dội, việc sát hại, thủ tiêu, bắt cóc… nhà báo vẫn cứ là “vấn nạn” liên tục xảy ra, tại bất cứ khu vực nào trên hành tinh này, từ châu Âu văn minh đến Trung Đông đầy rẫy xung đột, theo hướng ngày càng trắng trợn, man rợ.

Những sự ra đi nhiều uẩn khúc

Bị hãm hiếp, giết hại dã man giữa thanh thiên bạch nhật. Đó là thảm kịch mà nữ nhà báo Viktoria Marinova của đài truyền hình tư nhân TVN Bulgaria vừa phải gánh chịu ngày 6/10 vừa qua. Thi thể của Viktoria Marinova được phát hiện gần một con hẻm chạy bộ bên bờ sông Danube, thuộc thị trấn Ruse, phía Bắc của Bulgaria trong trạng thái mất một phần quần áo, tư trang. Điều khiến dư luận choáng váng hơn là kết quả khám nghiệm tử thi do cảnh sát Bulgaria công bố hai ngày sau đó cho thấy, Viktoria Marinova sau khi bị cưỡng hiếp, đã bị đánh và đạp liên tiếp vào đầu, dẫn tới ngạt thở rồi tử vong.

Báo Công luận
 Nữ nhà báo Viktoria Marinova.
Trong khi Thủ tướng Boyko Borisov cho hay một lượng lớn bằng chứng đã được thu thập và “việc tìm thấy hung thủ chỉ là vấn đề về thời gian” thì báo chí Bulgaria và châu Âu đã nóng lòng đi tìm nguyên nhân dẫn tới vụ giết hại dã man này. Viktoria Marinova sở hữu vẻ ngoài hết sức xinh đẹp nhưng theo giới báo chí châu Âu, đó dường như không phải là căn nguyên dẫn tới cái chết thê thảm của Viktoria Marinova. Tại Bulgaria, từ lâu Viktoria Marinova đã là một cái tên được nể bởi chuyên về mảng điều tra tham nhũng. Thời gian gần đây, Viktoria Marinova đang tham gia điều tra cáo buộc tham nhũng liên quan đến các quỹ EU ở Bulgaria và đây được xem là nguyên nhân dẫn đến cái chết bất ngờ của nữ nhà báo này. Nghi vấn này có là sự thật hay không thì còn phải chờ kết quả điều tra của cảnh sát, tuy nhiên, nếu điều này là sự thực thì Viktoria Marinova lại là một nhà báo tiếp theo đã phải “tử vì nghề”.

Sự ra đi của nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi  trước đó 2 ngày cũng bí ẩn không kém. Ngày 4/10, làng truyền thông đã một phen xôn xao trước sự vụ nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi mất tích không rõ lý do ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ thì cho rằng, ông Khashoggi đã bị giết hại trong Lãnh sự quán khi có thông tin khẳng định trước đó một tuần, ông Jamal Khashoggi đã vào lãnh sự quán của Saudi Arabia tại Istanbul. Về phần mình, dĩ nhiên phía Saudi Arabia kịch liệt phủ nhận, cho rằng các cáo buộc này là vô căn cứ. Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí đã triệu Đại sứ Saudi Arabia đến để đề nghị hợp tác đầy đủ trong cuộc điều tra. Tuy nhiên, nhiều tờ báo cho rằng sự mất tích bí ẩn hoàn toàn có thể có liên quan tới việc Jamal Khashoggi là nhân vật thường xuyên chỉ trích chính quyền Saudi Arabia về chính sách đối ngoại và việc đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Báo Công luận
Người dân biểu tình bày tỏ sự ủng hộ với nhà báo Jamal Khashoggi. 
Công lý qua lời nói?

Tổng thống Erdogan, trong tuyên bố đưa ra hôm 9/10, đã yêu cầu giới chức Saudi Arabia phải chứng minh, nhà báo Jamal, người mất tích từ tuần trước, đã rời khỏi lãnh sự quán Saudi Arabia ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. “Chúng tôi phải có được kết quả từ cuộc điều tra này ngay khi có thể. Các quan chức thuộc lãnh sự quán này không thể tự bào chữa chỉ bằng cách nói là “ông ấy đã rời đi”, ông Erdogan nói và nhấn mạnh thêm: “Nếu anh ấy đã rời đi, các bạn phải chứng minh điều đó bằng những hình ảnh cụ thể”.

Trong một tuyên bố mới nhất, Thủ tướng Boyko Borisov cho hay, qua khám nghiệm hiện trường và tử thi, phía cảnh sát đã thu thập được số lượng lớn bằng chứng liên quan bao gồm cả DNA của hung thủ và việc tìm ra kẻ thủ ác chỉ là vấn đề thời gian. Trước sự việc đang khiến giới truyền thông phẫn nộ này, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) bày tỏ rằng cơ quan này “bàng hoàng trước vụ sát hại man rợ” và tuyên bố: “Giới chức Bulgaria phải triển khai mọi nỗ lực và nguồn lực để tiến hành một cuộc điều tra toàn diện và đưa những kẻ chịu trách nhiệm ra công lý”. Đại diện Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu Harlem Desir cũng “khẩn cấp yêu cầu một cuộc điều tra đầy đủ và cẩn thận” vụ sát hại nhà báo điều tra Victoria Marinova ở Bulgaria và trừng trị hung thủ thích đáng.

Nhưng giữa tuyên bố và thực tế là một khoảng cách không hề nhỏ. Thực tế, qua rất nhiều những vụ nhà báo bị thiệt mạng trong những năm qua, thấy rõ, rất nhiều nhà báo đã phải trả giá cho những bài báo do mình viết bằng chính mạng sống, báo chí, dư luận, các tổ chức bảo vệ nhà báo cũng lên tiếng phản đối, đòi phải đưa hung thủ ra ánh sáng, đòi phương thức bảo vệ nhà báo hiệu quả… Nhưng, tất cả cũng chỉ rơi vào im lặng. Mới đây nhất, tháng 2/2018, cả Slovakia rúng động trước việc Jan Kuciak, một phóng viên 27 tuổi của trang mạng altuality.sk - cây bút nổi tiếng chuyên mảng điều tra tội phạm kinh tế - bị giết hại dã man cùng bạn gái tại nhà riêng. Cảnh sát đưa ra giả thuyết rất có thể vụ giết người có liên quan tới loạt phóng sự điều tra gian lận thuế và tham nhũng của Kuciak. Nhưng rốt cuộc, kẻ nào sẽ phải đền tội trước cái chết của Kuciak, đến nay vẫn chẳng có câu trả lời.

Máu của nhà báo vẫn không ngừng đổ xuống, không phải chỉ trên chiến trường bom rơi đạn lạc, mà cả ở những nơi tưởng chừng như bình yên nhất, không phải chỉ bởi chiến tranh mà còn trong các cuộc xung đột, nội chiến, khủng bố, bởi cả những kẻ thủ ác giấu mặt trong các cuộc chiến chống buôn lậu ma túy, chống tham nhũng… Người làm báo luôn sẵn sàng tận hiến cho nghề nghiệp mà mình đeo đuổi, luôn tin vào công lý, vào sự thật. Nhưng sau rất nhiều những sự việc đã xảy ra, có lẽ họ chẳng thể mãi “tin ở hoa hồng”?

Hà Trang

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo