Máu của nhà báo đã đổ ở Gaza

Thứ năm, 17/05/2018 06:15 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Động thái của Mỹ chuyển trụ sở đại sứ quán nước này tại Israel từ Tel Aviv về Jerusalem ngày 14/5, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, đang gây ra một “cơn địa chấn” chính trị - ngoại giao tại khu vực Trung Đông, đẩy cuộc xung đột Israel - Palestine tiếp tục lún sâu vào thế bế tắc, thổi bùng lên ngọn lửa bạo lực tại khu vực này trong vòng 4 năm qua.

Ngày 14/5 đã trở thành ngày đẫm máu nhất tại dải Gaza trong vòng nhiều năm qua. Hàng chục nghìn người Palestine đã tuần hành đến phía Đông dải Gaza để tham gia biểu tình quy mô lớn nhằm phản đối việc Mỹ chính thức chuyển Đại sứ quán tại Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem. Đụng độ đẫm máu xảy ra ở khu vực biên giới với Israel giữa người biểu tình và các lực lượng Israel. 

Hơn 60 người Palestine đã thiệt mạng do đạn súng và hơi cay của quân đội Israel. Các vụ đụng độ cũng khiến hơn 3.000 người bị thương. Đây là cuộc đụng độ lớn và nguy hiểm nhất trong cuộc xung đột Israel - Palestine kể từ cuộc chiến tranh năm 2014 giữa Israel và Phong trào Hamas kiểm soát dải Gaza. 

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã tuyên bố 3 ngày quốc tang tưởng niệm các nạn nhân, lên án mạnh mẽ Israel “tàn sát” người Palestine đồng thời khẳng định Mỹ đã không còn là “một bên trung gian ở Trung Đông”.

Báo Công luận
 

Việc chính thức khánh thành trụ sở đại sứ quán Mỹ ở Jerusalem là bước đi “hiện thực hóa” tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi cuối năm ngoái khi công nhận vùng đất linh thiêng này là thủ đô của Israel. Đây cũng được xem là hành động nhằm thực thi một lời hứa mà ông Trump, khi là ứng cử viên tổng thống Mỹ, đưa ra trong cuộc gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại tháp Trump ở New York, cũng là cam kết tranh cử của ông Trump trước các lực lượng bảo thủ ở Mỹ. 

Tuy nhiên, động thái này của Mỹ đã và còn làm bùng phát thêm “điểm nóng” mới tại vùng đất Trung Đông vốn đã đầy những “mồi lửa” mâu thuẫn và chia rẽ. Chỉ trong hơn một tháng qua, ở khu vực dải Gaza cũng chứng kiến hàng loạt cuộc biểu tình của người Palestine nhằm phản đối mạnh mẽ việc Mỹ chuyển đại sứ quán tới Jerusalem.

Xung đột, bạo lực bùng phát ở Gaza đã khiến máu của bao con người đã đổ xuống, trong đó, có không ít các nhà báo - những người đã không quản ngại hiểm nguy, vẫn xông pha tác nghiệp để có được những dòng tin, hình ảnh chân thực nhất. 

Chỉ trong ngày 14/5 đẫm máu ấy, theo Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ)  đã có ít nhất 8 nhà báo bị thương. Trong khi đó, Liên đoàn quốc tế các nhà báo (IFJ) ước tính con số thực tế lên tới 13 người.

Báo Công luận
 

CPJ cho biết, từ ngày 30/3 đến nay, có ít nhất 23 nhà báo bị trúng đạn trong các cuộc trấn áp của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) kể từ khi người Palestine biểu tình hàng tuần ở dải Gaza. Phóng viên Yaser Murtaja (31 tuổi) làm việc cho hãng truyền thông Ain Media (Palestine) đã qua đời hôm 7/4 sau khi bị trúng đạn của quân đội Israel ngày 6/4 khi đang theo dõi một cuộc biểu tình ở phía Nam dải Gaza, Nhà báo 24 tuổi Ahmad Abu Hussein bị các lực lượng Israel bắn trúng trong một cuộc biểu tình ở dải Gaza hôm 13/4 và đến ngày 25/4, Hussein qua đời vì vết thương quá nặng.

 Điều khiến các tổ chức bảo vệ các nhà báo lên tiếng quan ngại là cả Yaser Murtaja, Ahmad Abu Hussein, khi tác nghiệp đều đang mang trên mình áo khoác bảo hộ có ghi chữ “PRESS” (báo chí) - dấu hiệu “nhận dạng” đặc trưng của những người làm truyền thông để các tay súng phân biệt trước khi bóp cò.

 Tuy nhiên, dấu hiệu này dường như đã trở nên không có ý nghĩa nào trong việc bảo vệ các nhà báo, thậm chí đã có ý kiến buộc tội phía IDF dường như đã cố ý nhắm vào những con người mang trên mình chiếc áo bảo hộ đặc biệt ấy. Về phần mình, dĩ nhiên phía quân đội Israel phản đối kịch liệt lời buộc tội này.

Báo Công luận
 

Trước sự ra đi đau đớn của những đồng nghiệp như Yaser Murtaja, ngày 13/4, nhiều nhà báo Palestine đã xuống đường biểu tình. Tuy nhiên, tiếng nói phản ứng của họ dường như đang bị chìm nghỉm trong những ồn ã  xung đột bạo lực vẫn chưa lúc nào ngơi ở vùng đất Trung Đông quá đỗi nhạy cảm này.

Hà Trang (Tổng hợp)

Tin khác

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo
Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

(CLO) Ngày 26/4, Ban Chỉ đạo Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024.

Nghề báo
Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

(CLO) Theo quyết định của T.Ư Đoàn, nhà báo Lê Xuân Sơn - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ nghỉ hưu từ ngày 1/5/2024; Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ phụ trách Báo Tiền Phong từ ngày 1/5/2024 cho đến khi kiện toàn chức danh Tổng Biên tập.

Nghề báo
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

(CLO) Chiều ngày 25/4, nhằm Triển khai Kế hoạch công tác năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.

Nghề báo