Lấy cái đẹp dẹp cái xấu!

Chủ nhật, 31/12/2017 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, làm thế nào để thông tin báo chí khách quan, trung thực vì lợi ích quốc gia, dân tộc, để người dân không bị “phơi nhiễm” bởi những thông tin tiêu cực - tưởng chừng là những lý thuyết nghe có phần sáo rỗng, giáo điều nhưng đó lại đang là nỗi trăn trở của những phóng viên trẻ nhiệt huyết với nghề trong thời kỹ thuật số.

Phóng viên Ngọc Bảo - Báo Pháp luật Việt Nam:

“Làm đẹp” bản thân để làm đẹp môi trường thông tin

Không thể phủ nhận, mạng xã hội và internet là một “mỏ” khai thác nguồn tin cực kỳ dồi dào. Nhưng càng “đào” sâu vào cái “mỏ” đó, ta mới thấy rằng nó có những thông tin tốt, xấu lẫn lộn. Điều này đòi hỏi các phóng viên trẻ luôn phải tỉnh táo để không bị cuốn vào cái “mỏ thông tin” đó đến mức không tìm được lối ra. Thực tế cho thấy, không ít trường hợp các phóng viên, BTV trẻ quá phụ thuộc vào mạng xã hội để viết tin, bài dẫn đến những hậu quả khôn lường. Trong đó, phổ biến nhất là hành vi làm lộ thông tin về bí mật đời tư của cá nhân, đưa thông tin ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức.

Báo Công luận
PV Ngọc Bảo 
Hiện nay, trên mạng xã hội có nhiều phóng viên quy tụ thành các nhóm để chia sẻ tin tức, hình ảnh với nhau. Việc này giúp gắn kết tình đồng nghiệp và nâng cao hiệu quả tác nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, các nhóm này lại khiến một số người bị ỷ lại vào đồng nghiệp, người không làm gì vẫn có tin, bài. Hay nghiêm trọng hơn, chỉ một người sai sót là cả nhóm đều đưa tin sai. Điều này thực tế đã không ít lần xảy ra.

Vì vậy, để lấy cái đẹp dẹp cái xấu trong thời đại kỹ thuật số, trước hết, chính bản thân người PV, BTV phải tự làm đẹp bản thân trong tư tưởng, đạo đức và cách tác nghiệp.

Phóng viên Đức Chung - báo Nhân dân thường trú tại Bắc Kạn:

Luôn gần gũi, bám sát đời sống nhân dân

Làm việc tại cơ quan báo Đảng, làm sao để tuyên truyền, phổ biến góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn gần gũi với bà con là điều rất khó. Đặc biệt, để tuyên truyền, giải thích cho bà con dân tộc miền núi hiểu đúng một vấn đề, chúng tôi phải gặp gỡ, nói chuyện và giải thích nhiều lần. Khi trở về, chúng tôi phải viết bằng những ngôn ngữ giản dị nhất, đi từ những chi tiết đời thường nhất như: bắp ngô, củ sắn...

Báo Công luận
PV Đức Chung 
Vừa qua, chúng tôi là một trong những PV đầu tiên thông tin về việc nhiều học sinh ở điểm trường Nà Bản (ở xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) bỗng nhiên bị mắc bệnh lạ. Đối với PV thường trú, ngay khi nắm bắt được thông tin, chúng tôi phải trực tiếp đến ghi nhận thực tế và viết bài, làm phóng sự nhằm tuyên truyền, giải thích cho bà con hiểu đúng về sự việc. Tránh trường hợp nhiều kẻ xấu lợi dụng sự việc để cổ súy cho các hành vi mê tín dị đoan, phản khoa học, gây tâm lý hoang mang trên địa bàn. Sau đó, Bộ Y tế đã lập tức vào cuộc làm rõ sự việc. Thế mới thấy, để lấy tích cực đẩy lùi các thông tin tiêu cực, người phóng viên cần nhạy bén trong tiếp cận thông tin, bám sát đời sống nhân dân và địa phương.

Phóng viên Tiến Đạt - Báo Thái Bình:

Tích cực phổ biến cái đẹp để đẩy lùi tiêu cực

Để lấy cái đẹp dẹp cái xấu trong môi trường truyền thông, bản thân người PV và các cơ quan báo chí cần tích cực tận dụng thế mạnh của kỹ thuật số để tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kịp thời phát hiện và biểu dương các tấm gương người tốt việc tốt, những mô hình điển hình, tiên tiến. Hiện nay, các nội dung này trên báo chí đang lép vế so với lượng thông tin viết về tiêu cực trong xã hội và ít được bạn đọc quan tâm. 

Báo Công luận
PV Tiến Đạt
Trước thực trạng đó, Báo Thái Bình đã xây dựng các chuyên mục: nét đẹp đời thường, nhịp cầu nhân ái, chuyên mục thư giãn… có nội dung tập trung vào việc tuyên truyền những tấm gương tiêu biểu người tốt việc tốt, những mô hình điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh. Tại tòa soạn, các PV luôn được khuyến khích tìm tòi, phát hiện và biểu dương những việc làm tốt, những cách làm hay từ đó xây dựng môi trường báo chí lành mạnh, xứng đáng là tờ báo mang ý Đảng, lòng dân. Cùng với việc đẩy mạnh nội dung, Báo Thái Bình đang xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ và áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất, đội ngũ phóng viên được tập huấn, trau dồi kiến thức và kỹ năng sử dụng các loại thiết bị điện tử hiện đại góp phần không nhỏ vào quá trình tác nghiệp của phóng viên tại hiện trường.

 

Phóng viên Cao Nguyên - Đài PT-TH tỉnh Sơn La:

Phóng viên luôn phải tự update để bắt kịp công nghệ

Làm PV tại một tỉnh miền núi phía Bắc có địa hình hiểm trở, chúng tôi thường xuyên phải đi xe máy hàng chục, có khi hơn 100km để quay phóng sự. Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, đặc biệt với sự xuất hiện của mạng xã hội facebook khiến việc đưa thông tin chính thống đến với người dân trở nên khó khăn hơn. Ví dụ như tại Sơn La, do đường xa, việc đi lại vẫn còn nhiều khó khăn, chúng tôi chưa kịp đi xe máy về quay phim, chụp ảnh, chưa kịp viết tin thì người dân đã đọc hết thông tin trên mạng xã hội rồi. Điều đáng lo ngại là những thông tin đó không được kiểm chứng và người dân cũng không quan tâm nhiều đến nguồn gốc thông tin. Chính vì điểm yếu đó, hiện nay, nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng mạng xã hội và internet để kích động, gây chia rẽ trong nhân dân.

Báo Công luận
Phóng viên Cao Nguyên - Đài PT-TH tỉnh Sơn La. 
Trước thực tế đó, đòi hỏi cơ quan báo chí và bản thân người PV phải thay đổi để bắt kịp với công nghệ, làm nền tảng để chống lại các thông tin tiêu cực. Tại Đài PT-TH Sơn La, Ban lãnh đạo Đài đã liên tục mở rộng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật để thông tin đến với người dân nhanh hơn. Trong đó, có việc tích hợp kênh truyền hình tỉnh với trang web sonlatv.vn. Cùng với đó là đổi mới nội dung, hình thức các chương trình và đào tạo về chuyên môn cho đội ngũ PV, BTV. Bản thân PV chúng tôi luôn phải tìm hiểu, học hỏi để update hàng ngày, hàng giờ sự thay đổi của công nghệ nhằm áp dụng vào sản xuất các sản phẩm báo chí. Hiện nay, tại đài PT-TH Sơn La đa số các PV, BTV đã biết cách sử dụng các ứng dụng quay, dựng phim trên điện thoại thông minh để sản xuất các sản phẩm truyền hình. Điều này đang góp phần rút ngắn khoảng cách giữa cơ quan báo chí địa phương với sự phát triển của công nghệ trong thời kỹ thuật số.❏

Nguyễn Mạnh                 

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo