"Giật tít câu view" cũng là tội ác!

Thứ sáu, 03/04/2015 09:03 AM - 0 Trả lời

"Giật tít câu view" cũng là tội ác!

(NB&CL) - Báo chí thời thị trường với sự tung hoành của các thể loại trang tin, trang điện tử câu khách rẻ tiền đã “đẻ” ra những kiểu làm báo lá cải tới mức phi nhân văn, bất chấp mọi hệ lụy có thể xảy ra.
 
Báo Công luận 
 
Riêng chuyện “giật tít, câu view” đã thực sự trở thành thảm hoạ, gián tiếp làm khốn đốn bao phận người, bao doanh nghiệp. Đơn cử như mới đây, cái tít “trên cả giật gân”: “Xác nhân viên bảo vệ phân huỷ trong bể nước công ty TH true Milk” đã khiến người tiêu dùng giật mình hốt hoảng. Còn nhãn hàng TH true Milk bị buộc phải bước vào xử lý cơn “khủng hoảng truyền thông” mới.
 
Thứ 4 ngày 19/3/2014, độc giả, nhất là những người đang dùng hoặc có con nhỏ đang sử dụng các sản phẩm sữa của Công ty sữa TH true MILK không khỏi giật mình khi bắt gặp cái tít “Xác nhân viên bảo vệ phân huỷ trong bể nước công ty TH true Milk”, xuất hiện gần như đồng loạt trên nhiều tờ báo mạng, trang tin điện tử. Cách giật title như vậy khiến nhiều người khi mới đọc qua hiểu lầm và đặt câu hỏi bể nước đó có dùng để sản xuất và chế biến sữa không? Chỉ cần nghĩ tới đó, nhiều độc giả đã cảm thấy rùng mình. Họ đua nhau click để xem sự thể ra sao. Đọc đến phân nửa cái tin mới tá hoả rằng bể nước ấy là “bể nước bỏ không”, “không được sử dụng từ lâu”. Rõ là chuyện vậy mà không phải vậy. Chỉ là kiểu giật tít câu view sai sự thực, giật tít lấy được, “lập lờ đánh lận con đen”. Giật tít rồi ém nhẹm cái thông tin chính yếu, đúng sự thật vào một dòng chữ rất nhỏ giữa cái tin con con. Không liên quan gì tới những sản phẩm sữa nổi tiếng tươi sạch của nhãn hãng TH true MILK. Nhưng rõ ràng, tác động tiêu cực của cái tin là có. Không ai có thể đảm bảo rằng một cái tít như vậy không để lại một vết hằn không mấy tích cực trong tâm trí người tiêu dùng. Chưa kể nếu độc giả “lười biếng” chỉ lướt qua cái tít, không đọc nội dung tin, thì ấn tượng họ nhận được thực sự là rất khủng khiếp. Và để xoá nhoà vết hằn ấy, để xử lý cơn “khủng hoảng truyền thông” không mời mà đến này, hẳn nhà sản xuất TH true MILK sẽ phải tốn rất nhiều công sức. 
 
Lật lại những những scandal truyền thông thời gian qua, mới thấy kiểu “giật tít lấy được”, vừa nói ở trên không hiếm, nếu không muốn là vô số, diễn ra thường xuyên, phổ biến nhất là trên nhiều tờ báo, trang tin điện tử. Có thể kể ra đây: “Bố chồng hư đốn với nàng dâu, phải cấp cứu”, “Phát hiện trong sữa trẻ em có thuốc tránh thai”, ”con cắt chân mẹ ở Bệnh viện Xanh Pôn”, “kinh hoàng kiều nữ Hải Dương cưỡng dục tài xế taxi 30 lần2 ngày”, ”Con gái Thanh lam lộ chuyện tắm chung người khác giới”... Đọc những cái tít kiểu này, thấy rõ là với các “chuyên gia giật tít” của những trang mạng lá cải, không có điều gì không thể thành... tít, bất kể nó có thể là chuyện hoàn toàn sai sự thực, lấp lửng “một nửa sự thực” hay vô luân, vô văn hóa. Trước tiên phải câu được view, sai đúng tính sau, cốt sao để người đọc càng nhiều càng tốt. Thế nên không lạ gì khi đã xuất hiện những cái tít có thể nhấn chìm số phận một con người, một doanh nghiệp, làm tan vỡ một gia đình, gây nhiễu loạn xã hội, làm mất lòng tin của công chúng. 
 
Vì sao làng truyền thông Việt hiện nay lại xuất hiện ngày đông đảo kiểu “giật tít lấy được”, “giật tít bằng mọi giá” bất cần kiểm chứng, bất cần trách nhiệm, bất chấp hậu quả như vậy? Câu trả lời cực đơn giản: áp lực về view. Ở nhiều tờ báo, trang tin tại Việt Nam hiện nay, đã trở thành một quy định bất thành văn, view- lượng truy cập đã trở thành chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của nhà đầu tư với tờ báo (view cao thì các nhà quảng cáo mới vào), của tòa soạn với từng ban, của từng ban với từng phóng viên. Với nhiều PV trẻ mới ra trường, thay vì được đào tạo về cách kiểm nghiệm thông tin thì họ được tòa soạn dạy về cách... giật tít câu khách. 
 
Một câu hỏi được đặt ra là bản thân đội ngũ “chuyên gia giật tít”, “các tòa soạn lá cải” có ý thức được những nhà báo như họ đang làm công việc của "những con kền kền chuyên ăn xác thối", đi ngược lại tới đạo đức nghề nghiệp, trái ngược với luân lý xã hội, thậm chí là vi phạm Luật Báo chí, vi phạm pháp luật? Câu trả lời là: Có. Có nhưng sao họ vẫn cố tình làm? Câu trả lời cũng đơn giản không kém: mức xử phạt đã được luật pháp quy định chưa đủ lớn, chưa đủ sức răn đe. Thậm chí, sau khi bị phanh phui chân tướng, nhiều trang mạng vi phạm thản nhiên “rút bài” như chưa từng đưa tin và không kèm theo lời xin lỗi nào. Thế nên, vấn đề cốt lõi ở đây là khi đạo đức nghề nghiệp, lương tâm con người, trách nhiệm xã hội bị nhiều nhà báo xem nhẹ, thì cần thiết pháp luật phải vào cuộc, mạnh tay hơn. Có như vậy mới có thể chặn đứng xu hướng giật gân câu khách đang trở nên phổ biến trong giới truyền thông.
 
HỒNG SÂM 

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn